10 kỹ năng mềm mọi UI/ UX designer đều nên biết (phần 1)
Thiết kế UI & UX hiện nay là một công việc “thời thượng" thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Vậy bạn có thắc mắc ngoài những kỹ năng chuyên môn, một UI/ UX designer cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm nào không? Cùng theo chân colorME để tìm hiểu nhé!
Như tất cả các ngành nghề khác, phát triển các kỹ năng mềm luôn là điều kiện cần trên con đường phát triển sự nghiệp UI & UX design. Bạn đã sẵn sàng để cùng ColorME “ngấu nghiến nghiền ngẫm" bộ kỹ năng mềm mà mọi UI/ UX designer đều nên nằm lòng chưa? Cùng đi thôi!
1. Storytelling
Mỗi sản phẩm thiết kế đều chứa đựng một câu chuyện đằng sau. Vì vậy, để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp thương hiệu trở nên nổi bật và độc nhất, mỗi designer đều nên trang bị cho mình khả năng kể chuyện, tập trung vào những yếu tố giàu cảm xúc để đưa câu chuyện thương hiệu đến với nhiều người hơn.
Kể một câu chuyện và tạo ra một câu chuyện theo những cấu trúc dập khuôn là hai điều hoàn toàn khác nhau. Để có thể trở thành một storyteller giỏi, bạn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian để học và thực hành nó. Visual đẹp ở bên ngoài và một câu chuyện sâu sắc ở bên trong dường như là một sự kết hợp hoàn hảo cho bất kỳ bản thiết kế nào.
2. Chủ động lắng nghe (Actively listening)
Chủ động lắng nghe là tập trung vào người đối diện và không nghĩ về những suy nghĩ, quan điểm hoặc ý tưởng nảy ra trong đầu chúng ta. Kỹ năng này có hiệu quả khi phỏng vấn khách hàng, nói chuyện với đồng nghiệp hoặc thu thập thông tin chi tiết về một vấn đề kinh doanh từ khách hàng.
Chủ động lắng nghe sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho sự nghiệp thiết kế của chúng ta - nó sẽ giúp ích cho chúng ta trong các mối quan hệ bạn bè, phỏng vấn, các mối quan hệ thân thiết hoặc bất cứ điều gì liên quan đến giao tiếp với mọi người.
Theo một bài báo của Forbes, colorME có thể thu thập một số mẹo hữu ích để bạn luyện nghe một cách chủ động:
- - Nhìn thẳng về phía gương mặt của người nói và duy trì giao tiếp bằng mắt.
- - Nghe thật kỹ và cố gắng hình dung những gì người nói đang nói, không phải vừa nghe vừa bấm điện thoại, vừa gật gù mấy cái nhé!!!
- - Đừng ngắt lời và đừng áp đặt "giải pháp" đang nảy ra trong đầu bạn lên họ.
- - Chờ người nói tạm dừng để đặt câu hỏi làm rõ.
- - Chỉ đặt câu hỏi để đảm bảo bạn không hiểu sai ý của người đối diện.
- - Cho người đối diện thấy là bạn vẫn đang nghe rất chăm chú (bằng lời nói hoặc cử chỉ)
3. Open-minded
Thiết kế UI & UX là ngành sáng tạo và tìm kiếm các giải pháp mới, thú vị hơn cho các vấn đề hiện có. Bằng cách giữ tinh thần cởi mở, chúng ta có thể dễ dàng tiếp nhận các giải pháp tiềm năng và các phương pháp giải quyết vấn đề thay thế. Thoạt nhìn, không phải tất cả các ý tưởng đều có vẻ khả thi hoặc đáng để đầu tư, nhưng với tư cách là nhà thiết kế, công việc của chúng ta là khám phá tất cả các giải pháp tiềm năng để giải quyết các vấn đề của người dùng.
Ví dụ nhé, nếu Garrett Camp và Travis Kalanick không cảm nhận vấn đề một cách open-minded trước những thất vọng của họ với ngành công nghiệp taxi, thì họ đã không bao giờ thành lập Uber. Đối với nhiều người, ý tưởng về việc mọi người đi chung xe của một người lạ dường như là một điều không tưởng - nhưng việc có một tâm hồn cởi mở đã cho phép họ nhìn thấu được giải pháp của mình.
4. Sự đồng cảm (Empathy)
Empathy là một từ thông dụng được sử dụng rất nhiều trong không gian thiết kế kỹ thuật số, nhưng nói một cách dễ hiểu, nó có nghĩa là đặt mình vào vị trí của người dùng.
Như đã đề cập ở phía trên, chủ động lắng nghe là một cách tuyệt vời để phát triển sự đồng cảm. Nếu chúng ta có thể hiểu hết được sự đấu tranh trong tư tưởng của một ai đó, thì chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người đó và cảm nhận được những gì họ đang cảm thấy.
Chúng ta cũng có thể phát triển sự đồng cảm bằng cách rèn luyện khả năng quan sát. Nếu chúng ta quan sát thấy mọi người mắc cùng một sai lầm hoặc phát sinh ra những vấn đề giống nhau, thì chúng ta có thể đề xuất các giải pháp để giải quyết chúng trong các sản phẩm của mình.
Luôn giữ cho mình sự khiêm tốn, không ngừng đặt câu hỏi và quan sát những người tương tác với sản phẩm của chúng ta để có thể phát triển sự đồng cảm với người dùng và tạo ra giải pháp cho những khó khăn họ đang gặp phải.
5. Tính linh hoạt (Flexibility)
Chắc chắn rồi, UI/ UX design là một ngành tràn đầy sức sáng tạo nhưng cũng có vô vàn những sự thay đổi liên tục. Vì những tính chất đặc thù như vậy bắt buộc chúng ta phải luôn luôn linh hoạt và dễ dàng thích nghi, nhanh chóng cập nhật những xu hướng mới. Chúng ta không thể hài lòng và sống mãi cùng với một phong cách thiết kế, cũng không thể hài lòng với lượng kiến thức mình đang có.
Làm một UI/ UX designer có nghĩa là chúng ta phải luôn ở trong tâm thế sẵn sàng học hỏi, không ngừng trau dồi kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn.
Tạm kết:
Qua những chia sẻ của ColorME, có lẽ phần nào các bạn đã hình dung được những kỹ năng mềm mà mỗi UI/ UX designer cần đem theo trên hành trình chinh phục lĩnh vực cực kỳ thú vị này rồi phải không nào? Và đừng quên, ở ColorME có một “món đồ" khác cũng nên được cho vào vali của các bạn đấy, đó chính là khoá học Thiết kế UI UX cơ bản cho người mới bắt đầu.