12 Lưu ý quan trọng khi tạo ProFile cá nhân cho Designer
CV hay profile cá nhân chứa đựng những thông tin cá nhân, kinh nghiệm của một người khi đi xin việc. Vậy profile cá nhân của một designer có gì khác với những hồ sơ nghề nghiệp khác không? Cùng tìm hiểu qua bài viết 12 Lưu ý quan trọng khi tạo profile cá nhân cho designer dưới đây nhé
1. Tránh sử dụng trình Word
Microsoft Word có thể sẽ là công cụ phù hợp để bạn tạo profile nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản trị viên. Tuy nhiên, nếu bạn định nhắm đến một job thiết kế hay một công việc sáng tạo thì bố cục hạn chế và đơn điệu của Word sẽ khiến bản profile cá nhân của bạn bị bỏ xó.
Art director sẽ chú ý đến layout hồ sơ của bạn nhiều như nội dung, vì vậy hãy sử dụng InDesign CC hoặc Illustrator CC để thiết kế một cái gì đó đặc biệt nhé.
Bên cạnh đó, dù bạn thiết kế profile của mình bằng chương trình nào, thì PDF vẫn là định dạng tốt nhất để bạn lưu trữ và gửi đến nhà tuyển dụng.
2. Chọn phông chữ một cách khôn ngoan
Bạn là một nhà thiết kế, vì vậy CV của bạn nên cập nhật xu hướng typography mới nhất? Điều này hoàn toàn không cần thiết! Bạn chỉ cần chọn loại font chữ phù hợp với phong cách tổng thể của bản CV và quan trọng nhất là chúng phải dễ đọc
Nếu bạn muốn sử dụng nhiều hơn một phông chữ, thử tham khảo cách kết hợp phông chữ qua bài viết 8 gợi ý kết hợp font chữ nhé
3. Cân nhắc sử dụng màu sắc
Hầu hết với các công việc không liên quan đến thiết kế, một bản profile cá nhân được thiết kế tỉ mẩn hoặc in màu có lẽ là một sự lãng phí. Thế nhưng, đối với CV của các nhà thiết kế, màu sắc được coi là một dấu ấn cá nhân kín đáo. Tuy nhiên hãy sử dụng màu sắc một cách cẩn thận. Chữ xanh lá cây nổi bật trên một trang vàng chóe trông sẽ vô cùng sai trái đó nhé!
Tham khảo bài viết về lý thuyết màu sắc để phối màu hiệu quả nhé
4. Ngắn gọn
Nghiêm túc thì một bản profile chỉ nên nằm gọn trong một trang.
Art director không có thời gian hay có vẻ là sẽ đọc toàn bộ câu chuyện cuộc đời của bạn đâu. Vậy nên bản profile lý tưởng nên nằm trên một mặt giấy A4, và nếu nó dài hơn hai trang, bạn sẽ cần cân nhắc bỏ bớt các thông tin.
Những bản profile rõ ràng, có bố cục tốt sẽ luôn chiến thắng. Bên cạnh đó, mục đích của CV còn là để gây tò mò với nhà tuyển dụng, vậy sao bạn không để một đường link trỏ đến portfolio trực tuyến của mình nhỉ?
5. Thông tin liên lạc
Tối thiểu, hồ sơ của bạn nên bao gồm tên và chi tiết liên lạc bao gồm địa chỉ email, số điện thoại và URL portfolio online. Đừng cho rằng vì những thông tin này có thể đã nằm ở chữ ký email của bạn, mà bạn không đưa chúng vào bản profile của mình nhé. Hãy chủ động giúp đỡ nhà tuyển dụng dễ dàng kết nối với bạn thôi nào.
6. Giữ cho nó đơn giản
Nếu như bạn không thực sự tự tin và chắc chắn về những gì bạn đang làm vậy thì hãy đảm bảo bố cục profile đơn giản và thông tin được trình bày rõ ràng. Dù bạn có hài lòng với bản profile của mình tới đâu mà cuối cùng, người nhận phải nheo mắt, xoay ngược xuôi để đọc được chữ trên đó thì không ổn chút nào.
7. Thể hiện cá tính của bạn
Đơn giản không có nghĩa là buồn tẻ. Profile cũng phần nào phản ánh tính cách và con người bạn. Nhà tuyển dụng sẽ lướt xem nó có gì đặc biệt không, có yếu tố hay chi tiết nào khác biệt so với hàng trăm hồ sơ họ đã đọc hay không.
Giữa những thiết kế muôn vàn màu sắc, biết đâu bạn lại thật nổi bật với một bản profile bình dị và có những điểm nhấn cá nhân. Tham khảo một số mẫu dưới đây nhé.
8. Cân nhắc cách tiếp cận mới lạ
Có không ít CV của designer được trình bày vô cùng đặc biệt. Nó có thể ở dưới dạng một trò chơi ghép hình, bài poker; thậm chí là một tấm poster khổng lồ hay chế tác bằng kỹ thuật gấp giấy tinh tế và phức tạp.
Độc đáo, mới lạ nhưng nó có thể mang đến những rủi ro cho bạn. Một mặt bạn có thể xuất hiện như một nhà tư tưởng sáng tạo, mặt khác nó lại có vẻ tự phụ và ngạo mạn. Điều này phụ thuộc vào cảm nhận của nhà tuyển dụng.
9. Thể hiện tính nhất quán
Các dự án thiết kế ngoài đời thường tập trung vào một chủ đề hoặc concept nhất quán, nó chạy xuyên suốt từ logo, thương hiệu, văn học, v.v. Sơ yếu lý lịch, portfolio và thư giới thiệu của bạn cũng cần phải chứng minh tính nhất quán như nhau. Ví dụ: các danh sách dấu đầu dòng được trình bày theo cùng một kiểu trên mỗi trang của bạn? Là bảng màu phù hợp?
Porfolio của Robynn Redgrave nổi bật với việc thể hiện tính nhất quán và chủ đề rõ ràng
10. Dành thời gian cho thư xin việc
Hầu như khi bạn nộp đơn xin việc, hồ sơ của bạn sẽ cần phải được kèm theo một lá thư xin việc. Điều này trông sẽ chuyên nghiệp hơn và nó cũng là đất để bạn thể hiện những khía cạnh bạn không đưa được vào profile và cho thấy những nguyện vọng, mong muốn của bạn với công việc này. Về trình bày, kiểu chữ nên thống nhất với CV và tốt nhất là giữ nó ngắn gọn và đi vào điểm chính (ba đoạn văn là phù hợp nhất).
11. Tạo nhiều profile
Nếu bạn đang nộp đơn cho nhiều công việc khác nhau, bạn nên tạo nhiều hồ sơ, mỗi bản hãy nhắm đến một vai trò cụ thể và loại kinh nghiệm và kỹ năng mà các nhà tuyển dụng tiềm năng đang tìm kiếm. Lấy ví dụ rõ ràng, nếu công việc đặc biệt liên quan nhiều đến thì bạn nên đưa nó vào danh sách kỹ năng đầu tiên của mình và có thể mở rộng mô tả về cách thức và nơi bạn đã sử dụng nó.
12. Kiểm tra chính tả!
Việc sai chính tả hoặc mắc lỗi ngữ pháp tưởng nhỏ nhặt nhưng có thể khiến bạn bị loại ngay từ vòng hồ sơ. Chính tả và ngữ pháp chính là điều các nhà tuyển dụng dùng để đánh giá sự cẩn thận và tỉ mỉ của ứng viên. Và đây cũng chính là một trong những phẩm chất quan trọng của một designer. Đừng để CV của mình bị loại vì những lý do đáng tiếc nhé!
Tạm kết,
Một bản profile sáng tạo, tinh tế và mang một chút dấu ấn cá nhân sẽ giúp con đường chinh phục nhà tuyển dụng của các designer trở nên ngắn hơn rất nhiều. Nếu bạn đang quan tâm đến thiết kế đồ họa hoặc muốn trở thành designer chuyên nghiệp, tham khảo khóa học thiết kế chuyên sâu tại ColorME nhé.