3 điều cần biết để có bố cục chụp chân dung ưng ý
Tìm được một bố cục ảnh chân dung đẹp mắt không đơn giản như mọi người vẫn tưởng. Ai cũng có thể đưa camera lên và bấm chụp, nhưng một bức ảnh thực sự thu hút và thể hiện được cá tính nhân vật đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn thế. Nắm được 3 lưu ý dưới đây, bạn sẽ có thể khiến những bức ảnh chân dung của mình thêm phần chất lượng.
1. Headroom - khoảng cách từ đầu chủ thể tới viền trên của ảnh
Nghe có vẻ không quan trọng nhưng headroom vừa phải sẽ giúp người xem tập trung vào chủ thể của bức ảnh hơn. Headroom quá rộng khiến bức ảnh bị trống, headroom quá hẹp sẽ gây ra lỗi ‘tension’ - cảm giác khó-chịu-về-thị-giác khi khoảng cách quá nhỏ và mất cân bằng.
Khoảng trống cần thiết tùy thuộc vào việc bạn muốn chụp chủ thể gần tới mức nào - càng cận càng nên để ít headroom. Nghe hơi mơ hồ phải không? Là bởi thực ra, không có quy tắc nhất định nào trong xác định chuẩn headroom cả. Chỉ cần bạn chú tâm đến điều này trước khi nhấn nút chụp, bạn sẽ có 1 bố cục tốt hơn.
Nếu không chắc chắn, hãy chụp góc rộng hơn. Có nhiều không gian xung quanh sẽ gíup bạn cắt, chỉnh lại bố cục ảnh một cách dễ dàng.
2. Vị trí mắt của chủ thể
Đôi mắt thường là tâm điểm trong hầu hết những bức ảnh chân dung, cũng là nơi hầu hết người xem sẽ nhìn vào đầu tiên.
Đa phần chúng ta đều được biết tới quy luật ⅓ để có bố cục hài hòa, tự nhiên nhất. Dù vậy, bạn vẫn có thể điều chỉnh vị trí mắt của chủ thể cho phù hợp với nội dung mà bạn muốn thể hiện trên ảnh. Điều này hoàn toàn không có vấn đề, đừng ngại thử nghiệm với các bố cục mới khác nhau. Tuy nhiên thì trong phần lớn các trường hợp, bố cục ⅓ vẫn là bố cục dễ “ăn” nhất và cũng dễ chỉnh sửa nhất.
> Xem thêm: 4 bố cục mọi nhiếp ảnh gia đều biết
3. Làm đầy khung hình
Mình biết các bạn cũng đã không ít lần muốn chụp càng nhiều càng tốt, cả mặt, tóc, cơ thể, hay những món đồ xung quanh, nhưng chúng lại có thể dẫn đến sự phân tâm, làm giảm hiệu quả hình ảnh.
Thay vì cố gắng đưa vào nhiều chi tiết, hãy LÀM NGƯỢC LẠI. Chọn điểm sáng nhất làm điểm nhấn và cắt bớt những thứ khác. Thông thường, ta có thể zoom vào khuôn mặt chủ thể để làm nổi bật các đặc điểm hoặc biểu cảm của họ.
Đừng ngại crop bớt những chi tiết như đỉnh đầu hay cạnh đầu; việc này giúp người xem có thể chú ý tới phần quan trọng hơn của bức ảnh.
____
Những tips nhỏ về cách đặt bố cục này không quá phức tạp, nhưng lại hay bị bỏ qua, dẫn đến kết quả là những bức ảnh kém chất lượng không đáng có. Ghi nhớ 3 điều trên và thử áp dụng chúng vào dịp tới bạn chụp ảnh, bạn sẽ thấy sự khác biệt đấy!
TẠM KẾT
Nhiếp ảnh là 1 môn nghệ thuật thú vị, song để chụp được những tâm hình ‘để đời’ thì không hề đơn giản chút nào. Nếu bạn là người mới và đang có hứng thú tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh, tham khảo ngay khóa học nhiếp ảnh cơ bản tại ColorME để được hướng dẫn cụ thể nhé!