7 phong cách thiết kế Nhật Bản bạn nên thử
Trong quá trình đi tìm ý tưởng thiết kế, bạn có bao giờ nghĩ đến phong cách thiết kế đồ họa của người Nhật? Người Nhật nổi tiếng với lối sống quy củ cùng những công nghệ hiện đại và cách kể chuyện hấp dẫn trong các bộ phim hoạt hình. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ phong cách thiết kế đồ họa của những bộ óc sáng tạo Nhật Bản nhé!
Xu hướng cũng như phong cách thiết kế luôn luôn có sự khác biệt giữa các vùng miền và thay đổi theo thời gian. Một xu hướng thiết kế cụ thể sẽ trở nên lỗi thời vào một thời điểm và cũng có thể được yêu thích và trở lại trong tương lai với những sự phát triển mới phù hợp với thời đại hơn. Điều này hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì chính thế giới cũng đang thay đổi nhanh chóng.
1. Customized Typography
Typography tùy chỉnh là một trong những “đặc sản” của phong cách thiết kế Nhật Bản. Nếu bạn đã từng học ít nhiều về ngôn ngữ của họ, bạn sẽ hiểu lý do đằng sau phong cách này. Hệ thống chữ cái của người Nhật rất đặc biệt và phức tạp, người Nhật cảm thấy việc tự viết vài chữ sẽ dễ dàng hơn việc tạo ra hẳn một bộ typeface hoàn chỉnh.
Họ là những con người yêu thích việc cá nhân hóa, từ những tấm tranh tường cho đến góc làm việc. Họ thích mọi thứ phản ánh chính bản thân họ. Trong thiết kế đồ họa khách hàng cũng thường thích những gì được thiết kế dành riêng cho họ.
2. Màu sắc tươi sáng và sống động
Nếu bạn đã từng đặt chân đến đất nước mặt trời mọc đặc biệt là những khu vực đông đúc như Tokyo, Harajuku và Shibuya, bạn sẽ thấy người Nhật ưa chuộng những màu sắc tươi sáng và sống động đến mức nào. Nếu bạn lướt qua các thiết kế của họ, phần lớn đều có sử dụng những màu vàng, đỏ và sắc đen.
Người nhật thích sự đa dạng về màu sắc, bằng chứng là những tòa nhà và tác phẩm nghệ thuật của họ. Có vẻ như họ không e ngại việc kết hợp nhiều màu sắc và cuối cùng, họ đã thành công trong việc pha trộn những màu sắc này để tạo ra thiết kế đáng chú ý, đầy sức sống. Hãy thử kết hợp nhiều màu sắc trong thiết kế, người Nhật đã chứng minh rằng những thử nghiệm sẽ tạo ra kết quả bất ngờ.
3. Sự đáng yêu
Đây chắc hẳn là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất gắn liền với người Nhật.
Văn hóa này đã ăn sâu vào nghệ thuật của người Nhật.
Từ đáng yêu hay còn gọi là “kawaii” được sử dụng trên khắp Nhật Bản, từ các
chương trình truyền hình đến các công ty viễn thông, bao bì gạo và các loại
hàng hóa khác. Họ tin rằng thông qua những bức vẽ dễ thương, họ có thể xóa bỏ bất kỳ sự thù địch nào từ khách hàng mà thay vào đó phát triển mối quan hệ thân thiết hơn với họ.
4. Sự tối giản (Minimalism)
Chủ nghĩa tối giản, một xu hướng đang phát triển trong thiết kế web xuất phát từ Nhật Bản. Nó bắt đầu du nhập vào phương Tây khi các kiến trúc sư và nghệ sĩ sử dụng trong các tác phẩm của họ. Tuy nhiên chủ nghĩa tối giản trong thiết kế trở nên phổ biến hơn vào đầu thế kỷ 20.
Bằng việc tối giản hóa, loại bỏ những yếu tố không cần thiết để thiết kế trở nên thực dụng hơn. Chủ nghĩa tối giản hoạt động trên nguyên tắc “ít hơn là nhiều hơn” (“Less is more”)
Khi thiết kế với phong cách này, hãy hạn chế tối đã những thứ không cần thiết để nội dung chính được nổi bật. Sử dụng những đường lines đơn giản, giới hạn số lượng màu, dùng các hình học cơ bản, tạo nhiều các khoảng trắng và không gian âm. Minimalism được dự đoán là một xu hướng vượt thời gian và luôn có chỗ đứng trong ngành thiết kế nói chung, tất cả nhờ vào người Nhật.
5. Kết hợp ngôn ngữ
Mặc dù người Nhật rất tự hào về chữ viết của mình, các nhà thiết kế đồ họa vẫn ưa chuộng việc sử dụng nhiều ngôn ngữ kết hợp. Một mặt vì không ai cũng biết tiếng Nhật, mặt khác các nhà thiết kế cho rằng việc pha trộn các ký tự Nhật Bản và La Mã là một cách tiếp cận đầy hiệu quả và có tính thẩm mỹ.
6. Gradients phức tạp
Như đã được đề cập ở trên rằng người Nhật rất thích sử dụng màu sắc. Họ dường như hiểu được ý nghĩa của từng màu sắc khi được sử dụng trong thiết kế. Vì vậy việc kết hợp chúng để tạo ra những dải chuyển sắc thú vị không phải điều quá ngạc nhiên.
7. Nét cọ vẽ
Bên cạnh việc tiến bộ trong công nghệ, họ cũng coi trọng việc bảo tồn các phong tục cổ xưa của họ. Họ tìm cách truyền những nét truyền thống này vào các thiết kế hiện đại. Ví dụ, thư pháp (hay còn gọi là “shodou” trong tiếng Nhật) là một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản. Trẻ em được dạy nghệ thuật shodou từ khi học lớp một, và hầu hết mọi người đều cố gắng đạt được trình độ “thông thạo” thư pháp.
Thư pháp là một yếu tố hay được được thấy trong các tác phẩm thiết kế của Nhật Bản. Các nét vẽ lộn xộn, thô sơ hoặc là sọc - tất cả đều là đặc trưng của nghệ thuật shodou.
Lời kết
Xu hướng cũng như phong cách thiết kế luôn luôn có sự khác biệt giữa các vùng miền và thay đổi theo thời gian. Một xu hướng thiết kế cụ thể sẽ trở nên lỗi thời vào một thời điểm và cũng có thể được yêu thích và trở lại trong tương lai với những sự phát triển mới phù hợp với thời đại hơn. Điều này hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì chính thế giới cũng đang thay đổi nhanh chóng. Đừng quên theo dõi colorME cùng các khóa học thiết để biết thêm những thông tin bổ ích nhé