Art director là gì? Những yếu tố cần có ở Art director?

Art Director là vị trí mà mọi designer đều khao khát đạt được. Tuy nhiên, mọi người đã thực sự hiểu về công việc và trách nhiệm của một Art Director ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Art Director là vị trí mà mọi designer đều khao khát đạt được. Tuy nhiên, mọi người đã thực sự hiểu về công việc và trách nhiệm của một Art Director ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Art Director là vị trí mà mọi designer đều khao khát đạt được. Tuy nhiên, mọi người đã thực sự hiểu về công việc và trách nhiệm của một Art Director ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Sáng tạo nghệ thuật luôn là một công việc đòi hỏi rất nhiều phẩm chất

Sáng tạo nghệ thuật luôn là một công việc đòi hỏi rất nhiều phẩm chất


Art Director là gì?

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp Art Director ở các ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau như quảng cáo, tiếp thị, xuất bản, điện ảnh và truyền hình, thiết kế web hoặc video game… Ở mỗi một ngành nghề khác nhau, Art Director sẽ có những ý nghĩa và nhiệm vụ khác nhau.

Tuy nhiên, nhìn chung, Art Director (Giám đốc nghệ thuật) là người chịu trách nhiệm về phong cách và hình ảnh trực quan của sản phẩm nghệ thuật. Họ tạo ra thiết kế tổng thể, chỉ đạo và giám sát đội ngũ phát triển các tác phẩm nghệ thuật đó. 

Đây là vị trí cần sự linh hoạt, bởi mục tiêu cuối cùng của Art Director là lôi kéo khách hàng ”click“ chuột vào đường link chỉ trong vài tích tắc. Ngoài ra, Art Director cũng cần sự khéo léo để biến những chiến lược trên giấy trở thành những chiến dịch truyền cảm hứng tới người dùng. 

Giám đốc nghệ thuật là một vị trí mà ai cũng khao khát


Mô tả công việc của một Art Director

Art Director làm việc trong nhiều ngành khác nhau và loại công việc họ cũng khác nhau ít nhiều phụ thuộc vào ngành đó. Tuy nhiên, hầu như tất cả các Art Director đều có nhiệm vụ thiết lập phong cách nghệ thuật và hình ảnh trực quan cho từng dự án và giám sát nhân viên thiết kế, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà biên kịch hoặc biên tập viên - những người chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm.

Cụ thể, một Art Director "thực thụ" sẽ: 

  • - Xác định cách tốt nhất cách thể hiện các Concept một cách trực quan.

  • - Xác định những hình ảnh, nghệ thuật hoặc các yếu tố thiết kế được sử dụng.

  • - Phát triển giao diện tổng thể hoặc phong cách của một ấn phẩm, chiến dịch quảng cáo hoặc rạp chiếu phim, truyền hình hoặc bộ phim.

  • - Giám sát nhân viên thiết kế.

  • - Xem xét và phê duyệt thiết kế, tác phẩm nghệ thuật, nhiếp ảnh và đồ họa do các nhân viên thực hiện.

  • - Nói chuyện với khách hàng để hiểu mong muốn của họ và phát triển hướng đi theo một cách tiếp cận nghệ thuật và phong cách.

  • - Phối hợp các hoạt động với các phòng ban nghệ thuật hoặc sáng tạo khác.

  • - Phát triển ngân sách chi tiết và thời hạn.

  • - Trình bày sản phẩm cho khách hàng để phê duyệt.

Đặc biệt, trong các Agency quảng cáo và truyền thông, Art Director luôn phải đảm bảo rằng thông điệp và hình ảnh mong muốn của khách hàng được truyền tải tới người tiêu dùng. Họ chịu trách nhiệm về các khía cạnh hình ảnh tổng thể của một chiến dịch quảng cáo hoặc truyền thông và có thể cần phối hợp với công việc của các phòng ban khác.

Art Director phải luôn là một người đứng đầu thông minh


Phẩm chất cần có của một Art Director

1.Truyền cảm hứng và biết cố vấn

Điều quan trọng nhất của một Art Director là phải biết truyền cảm hứng và đưa ra lời khuyên cho cấp dưới của mìn. Người ta thường ví von Art Director với một nhạc trưởng tài ba – người có khả năng nhuần nhuyễn trong việc điều khiển dàn nhạc để tạo nên những giai điệu du dương đi vào lòng người. Chúng ta đều biết, mỗi designer đều luôn thể hiện cá tính và phong cách thiết kế riêng của mình trong từng sản phẩm. Thậm chí dù phải sáng tạo trong khuôn khổ chuẩn mực của một thương hiệu nào đó, họ vẫn có khoảng trống nhất định để tạo ra nét độc đáo riêng. Vì thế, trách nhiệm của Art Director là phải biết, phải hiểu được những điểm riêng biệt không trộn lẫn mà mỗi thành viên trong nhóm đem lại, sau đó cẩn thận kết hợp chúng với nhau để cuối cùng tạo ra "bản nhạc" hài hòa, có trầm có bổng, có rạo rực có du dương.

2. Có tầm nhìn

Một Art Director chân chính cần hiểu được rằng sáng tạo không chỉ đơn giản được quyết định thông qua “mắt nhìn”. Art Director còn cần định hướng và “chỉ đường” cho đối tượng người dùng thông qua những thông tin được truyền tải tới họ. Giám đốc nghệ thuật phải biết đánh giá từ nội dung văn bản cho tới hiệu ứng thị giác, phải đảm nhận vai trò của một người "kể chuyện", đem tới nét nổi bật bao hàm trong thông điệp và ý nghĩa, tạo ra cảm xúc cho người dùng. Hay nói cách khác, Art Director sẽ trở thành người “song kiếm hợp bích” hiệu quả giữa copywriter và designer, hiểu được tinh thần của từng công việc và làm việc chặt chẽ cùng họ.

3. Biết sáng tạo và đam mê

Sáng tạo được coi là kho báu lớn nhất của một Art Director. Họ phải bước ra khỏi ranh giới của sự an toàn để đạt được tầm cao mới.  Và tất nhiên họ cũng cần phải đam mê công việc của mình và không ngừng cống hiến để cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật chân chính.

4. Tạo được tầm ảnh hưởng

Như bao vị trí quản lý khác, Art Director cũng cần phải có tiếng nói của riêng mình. Họ cần có quan điểm và có thể thuyết phục được người khác đồng ý với quan điểm của họ.

Để có được điều này, Art Director phải có những dự án, sản phẩm, kết quả ấn tượng để có thể khiến người khác bị "thuyết phục" và nghe theo. Điều này càng cần thiết hơn khi họ được làm việc với những nhà chuyên môn, những họa sĩ, nhiếp ảnh, nhân viên kỹ thuật… - những người có cái tôi nghệ thuật cao.

Bởi vậy, đầu tư cho một Portfolio chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được vị trí mà những người làm nghệ thuật hằng mơ ước đấy!

5. Biết cập nhật xu hướng mới nhất

Nghệ thuật nói chung và quảng cáo, truyền thông nói riêng là một lĩnh vực khắc nghiệt, nơi khách hàng luôn có đặt câu hỏi: Làm sao để tôi có một ý tưởng mới nhất, đầu tiên, chưa ai làm, khác biệt, không trùng lặp, đẹp nhất, thu hút nhất… Là Art Director, bạn cần phải cập nhật được hoặc nghiên cứu những kỹ thuật mới nhất, xu hướng mới nhất để áp dụng cho lĩnh vực của mình.

Lời kết

Đạt được những thăng tiến trong công việc là thứ mà bất cứ ai đều mong mỏi, ngành sáng tạo cũng vậy. Còn gì tuyệt vời hơn khi mình là một con người dày dặn kinh nghiệm và truyền cảm hứng sáng tạo cho những người khác, ngoài ra tiếng nói cũng “nặng đô” hơn khi đánh giá thẩm mỹ. Tuy nhiên, Art Director thực sự không phải là một kĩ năng dễ dàng. Để đạt đến vị trí này là cả một quá trình vô cùng gian khổ, đòi hỏi ta phải học hỏi rất nhiều.

Những bạn có mơ ước trở thành một Art Director thành công trong tương lai, hãy đăng kí tham gia ngay khóa học trọn bộ kĩ năng của ColorME để có một hành trang vững chắc nhé!


 

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician