Cách phối màu trong thiết kế và ứng dụng với các sản phẩm truyền thông
Phối màu là yếu tố quan trong đối với bất kì bản thiết kế sáng tạo nào. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về hệ màu, cách phối màu và những ví dụ ColorME giới thiệu về cách phối màu kiểu mẫu ấn tượng nhé !
Giới thiệu về hệ màu
Nếu bạn đã từng sử dụng qua về các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, thì hệ màu có lẽ là kiến thức cơ bản nhất bạn cần biết.
Hệ màu là một mô hình màu mà nếu dựa trên cơ sở trộn lẫn các màu trong hệ đó với nhau sẽ tạo ra một màu sắc mới nằm trong dải ánh sáng nhìn thấy. Hai hệ thống màu cơ bản và phổ biến nhất hiện nay là hệ RGB và CMYK.
- CMYK là viết tắt của 4 từ Cyan, Magneta, Yellow, Key ( black ). Khi bạn kết hợp 3 màu Cyan, Magneta, Yellow theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho kết quả là màu đen (key).
- RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản Red, Green, Blue. Khi bạn kết hợp 3 màu này lại với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho kết quả là màu trắng.
- Hệ màu CMYK là hệ thống màu cơ bản phù hợp cho in ấn, thiết kế như poster, brochure, catalogue, tạp chí…. Hệ màu RGB là hệ thống 3 màu sắc cơ bản mà từ 3 màu này sẽ tạo ra được rất cả các màu sắc khác trong dải ánh sáng nhìn thấy, đặc biệt phù hợp trong trình chiếu trên máy tính, màn hình điện thoại, thiết bị kỹ thuật số…
Giới thiệu về cách phối màu
Trong thực tế, mắt chúng ta có thể nhìn được hàng triệu màu sắc khác nhau . Tuy nhiên vẫn có những chuẩn mực trong thiết kế như Color Wheel ( bánh xe 12 màu sắc) giúp bạn không bị loạn và có thể từ đó mix ra hàng triệu màu khác nhau đó.
Như ColorMe đã giới thiệu, có 6 cách cơ bản để bạn có thể phối một bảng màu cho thiết kế của mình:
- Monochromatic ( phối màu đơn sắc)
- Analogous ( Phối màu tương đồng )
- Complementary – Phối màu tương phản
- Split Complementary – Phối màu bộ ba/ Phối màu tam giác cân
- Tetradic - Phối màu hình chữ nhật
- Square - Phối màu hình vuông
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào sở thích và tình huống sản phẩm , bạn chỉ cần nhớ rằng tác phẩm của bạn cần có đầy đủ hai loại màu là màu chủ đạo và màu bổ sung.
Màu chủ đạo là màu sắc xuyên suốt, nổi nhất trong thiết kế, ngược lại thì màu bổ sung sẽ là điểm nhấn để cân bằng và tôn lên màu sắc chủ đạo.
Ngoài ra, có những thuật ngữ đặc trưng về màu bạn cần nhớ giúp bổ sung cho bảng phối màu của mình được hoàn hảo nhất:
Hue – Tông màu – tổ hợp 12 màu đậm nhạt khác nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc.
Shade - Sắc thái sáng tối của cùng một tông màu ( hue). Trên thực tế thì sắc thái màu đậm nhạt là tuỳ thuộc việc bạn cho thêm bao nhiêu màu đen.
Tint – Ngược lại với shade, bạn có thêm một tông màu (hue) khác khi bạn cho càng nhiều sắc màu trắng vào bức ảnh.
Saturation – Độ bão hoà – là cách các màu sắc được hiển thị dưới điều kiện ánh sáng khác nhau, nó giúp miêu tả màu sắc đậm nhạt tuỳ thuộc vào việc bạn thêm bao nhiêu cả màu trắng và màu đen vào bức ảnh.
Ứng dụng phối màu trong thực tế
Hiện nay, các MV ca nhạc ở Việt Nam ngày càng đầu tư về mặt hình ảnh, bố cục hình ảnh chặt chẽ, ví dụ như những Mv ca nhạc của ca sĩ Sơn Tùng thể hiện rất rõ cách phối màu tương phản :
Bảng phối màu này bao gồm các màu sắc từ thiên nhiên: màu xanh được bổ sung bởi màu lục lam đậm, kết hợp với màu cam của đồi núi, ánh mặt trời ấm nóng. Sự pha trộn này vô cùng hoàn hảo cho một mv đầy màu sắc và rực rỡ, gợi đến một ngày hè đầy sức sống dưới ánh mặt trời.
Khán giả yêu thích những bộ phim hoạt hình disney chắc hẳn không thể quên được hình ảnh công chúa băng giá Elsa:
Sự pha trộn của một loạt các tone màu xanh băng giá và màu tím hoàng gia tạo nên một tổng thể thẩm mỹ và cuốn hút. Các tone màu tím sẫm và hồng nhạt tạo nên một cảnh hoàng hôn đẹp ngoạn mục trong bộ phim. Phân cảnh này tổng thể được kết hợp một cách khéo léo để kích thích cảm xúc tích cực của người xem cũng như gợi lên năng lượng đầy sức sống của nhân vật.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều ví dụ về cách phối màu có chủ ý, tạo nên những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao. Nếu bạn là fan của bigbang thì đừng bỏ qua bài viết phân tích cách phối màu trong các mv của big bang nhé. Một tips cuối cùng colorME muốn chia sẻ đến bạn là hãy chăm chỉ “ cày view “ cho các MV ca nhạc hoặc bộ phim phổ biến hiện nay, sau đó sử dụng phần mềm photoshop để tạo palette màu như trên, từ đó “dắt túi” những bảng màu cực độc đáo và sáng tạo của nhà sản xuất hàng đầu hiện nay.
LỜI KẾT
Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích về phối màu, giúp bạn không còn gặp rắc rối trong việc lựa chọn bảng màu cho sản phẩm của mình nữa. Các khoá học của ColorME luôn có những buổi tìm hiểu về cách phối màu rất bổ ích, nếu bạn mong muốn được học chi tiết hơn để ứng dụng vào các thiết kế của mình, hãy đăng kí các khoá học photoshop cơ bản và illustration cơ bản của chúng mình nhé !