Forced perspective in Photography
Giống như nhiều thứ trong cuộc sống, nhiếp ảnh cũng có thể trở thành một thói quen, quán tính. Khi bắt đầu chụp ảnh, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO để cho ra một bức ảnh đúng sáng, đúng nét. Và một khi đã quen với các kĩ thuật rồi thì bạn sẽ dần dà nghĩ đến việc sắp xếp bố cục. Và cũng giống như nhiều bộ môn nghệ thuật khác, nhiếp ảnh cũng đòi hỏi sự sáng tạo vì một bức ảnh có yếu tố hài hước, sáng tạo và thêm một chút sự đánh lừa thị giác cho nguười xem sẽ gây ấn tượng giữa hàng trăm bức hình bình thường. Một trong những điều để làm nên sự ấn tượng đó chính là "Forced perspective".
Forced perspective là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì "Forced perspective" là: ảnh sử dụng nghệ thuật sắp đặt các chủ thể, hình khối trên mặt phẳng tạo cho chúng ta cảm giác về chiều rộng, chiều sâu, chiều cao và vị trí của chúng trong mối quan hệ với nhau dựa theo phối cảnh và luật xa – gần
- (source: Pinterest)
Đây là kĩ thuật sử dụng ảo ảnh của quang học và nghệ thuật sắp đặt các chủ thể ở các vị trí khác nhau để khi chụp lên sẽ cho ra một hiệu ứng vô cùng thú vị. Khác với mắt người, đóng vai trò tạo nên những cảm nhận chiều sâu thì máy ảnh chỉ có một mắt. Vì thế nên máy ảnh không có cảm nhận chiều sâu và nhìn mọi thứ như một mặt phẳng và có hai chiều.
- (by Roman_tik)
Forced perspective phổ biến
Chúng ta vẫn thường hay bắt gặp những hình ảnh thú vị như thế này trên Facebook, Instagram hay Twitter dưới một số kiểu phổ biến như sau:
- (by Adrian Limani)
- Hợp nhất hai chủ thể
- (by ho1gersson)
- Thách thức trọng lực (defying gravity)
- (by Flea Yan)
- Phóng to đối tượng
- (by Ahermin)
- Thu nhỏ đối tượng
Làm thế nào để chụp Forced Perspective?
1. Lens gì?
Khi chụp thể loại này, lens thường dùng là những chiếc lens góc rộng (35mm hoặc rộng hơn). Tại sao lại như vậy? Bởi đặc điểm của những chiếc lens góc rộng là "gần to xa nhỏ", chủ thể mà ở gần ống kính sẽ có kích thước to hơn so với chủ thể đứng xa ống kính. Chính vì thế mà rất phù hợp để chụp những bức ảnh sắp đặt có sự chênh lệch kích thước giữa các chủ thể
- (by Jaderbug12)
Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng những chiếc lens tele để thu hẹp khoảng cách giữa các vật thể. Như sự kiện "siêu trăng" diễn ra, các nhiếp ảnh gia cũng tranh thủ chụp cho những bức hình hết sức thú vị như này đây:
- (by Laurent Laveder)
2. Sử dụng ánh sáng:
Vì những bức hình sử dụng kĩ thuật này sẽ nhằm chủ yếu tập trung vào khoảng cách và vị trí giữa các chủ thể nên ánh sáng sử dụng chỉ cần đủ, đúng sáng. Tuy nhiên, đôi lúc để tăng hiệu ứng cho bức ảnh thì có thể sử dụng back lighting cho thêm phần sinh động
- (by Waleed Amotar)
3. Khoảng cách giữa các đối tượng:
Khoảng cách phụ thuộc vào sự khác biệt kích thước mà bạn muốn đạt được. Để co lại một thú cưng bạn cần 6 đến 8 bước chân. Để co lại một ngọn núi bạn cần đến một km hoặc hơn. Hình ảnh thực tế và mong muốn càng khác nhau thì càng cần nhiều khoảng cách
- (source: Pinterest)
Đừng sợ trải nghiệm những bức hình của bạn để tìm ra cái đẹp nhất. Bởi vì, mỗi khi xem lại ảnh bạn sẽ không còn thấy những bức hình nhàm chán hay vô vị vì cứ lặp đi lặp lại một bố cục nào đó. Hãy "chơi" bố cục thay vì "tuân theo" bố cục nhé, vì phá vỡ cái gì đó bao giờ cũng thú vị hơn đúng không?
Bài viết được tham khảo từ nguồn: https://www.thespruce.com/taking-forced-perspective-photos-4072925