Gradient kì 1 · 2018 · khởi nguồn thế hệ gradient 2.0

Cụm từ “Gradient 2.0” bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng người dùng Behance những ngày gần đây. Khi mà Gradient có mặt gần như mọi nơi, từ tranh minh họa đến giao diện website, ... Bạn có tò mò tự hỏi Gradient thế hệ đầu ra sao và lí do gì đã đem Gradient quay trở lại?

Tổng hợp & Trình bày: Lưu Như Ngọc Thảo


ĐI NGƯỢC LỊCH SỬ: GRADIENT THẾ HỆ ĐẦU TIÊN VỚI WORD ART 

Chính xác là nó đó, Word-Art 1 thời làm chao đảo những người dùng Microsoft Word hay PowerPoint từ những năm 90 ~ 2000 đây. Bạn còn nhớ không? Màu chuyển sắc, hay gradient, đã từng là thứ màu sặc sỡ làm cho bất kỳ đoạn tài liệu nào trở nên hấp dẫn và chuyên nghiệp vô cùng, thậm chí được sử dụng trong thiết kế website, các slide thuyết trình ở trường học.

Mặc dù vậy, vào thời điểm này thì chúng – thế hệ Gradient 1.0 - đã quá lỗi thời.


GRADIENT HỒI SINH THẾ NÀO?

2014 là thời kỳ khởi sinh của Flat Design (thiết kế phẳng) khi mà Google đưa ra khái niệm về Material Design trong khi với Microsoft là Metro. Tính đơn giản, sạch sẽ dường như đem lại một hơi thở mới mẻ cho ngành đồ họa bấy lâu nay. Nhưng vấn đề của flat design là gì?

Thiếu sự đa dạng về màu sắc. Liệu bạn có tự tin để chỉ ra/nhận ra nhiều hơn 20 màu sắc trong các thiết kế phẳng?

Chân thật mà nói, thế giới đồ họa sẽ không bao giờ có đủ màu sắc để giúp cho hàng trăm triệu thương hiệu ngoài kia có tham vọng trở nên đặc biệt. Bạn muốn chọn màu xanh dương? Thế rồi bạn hốt hoảng nhận ra: liệu thương hiệu của mình có bị nhầm tưởng là Facebook? Bạn thử nhiều màu xanh khác và hỡi ôi Twitter, Skype, Tumblr hay VIB, BIDV, ACB… đã sử dụng màu xanh đặc trưng trong nhận diện của họ rồi!


Gradient, trong khi đó, lại đem lại cho các nhà thiết kế cảm hứng vô tận khi hòa trộn, kết hợp các màu sắc vào với nhau. Có những màu mới được tạo thành, thực sự đẹp khi chúng nằm ở vị trí trung gian - là sự kết hợp của 2 hay nhiều màu sắc khác.

Thêm một lợi thế dễ dàng nhận thấy khi sử dụng gradient, ví dụ như màu Blurple (màu chuyển sắc giữa tím và xanh dương), số lượng thương hiệu sử dụng làm nhận diện thực sự nhỏ. Điều này cho phép bạn có thêm nhiều cơ hội để có được màu sắc độc đáo cho thương hiệu của mình.


CÓ GÌ Ở THẾ HỆ GRADIENT 2.0?

Những năm gần đây, ngoài việc làm điểm nhấn cho thiết kế, Gradient còn giúp kết nối cảm xúc với người dùng, người xem thông qua màu sắc. Năm 2016, Instagram đánh dấu bước trở lại cho gradient với kiểu phối màu sắc chưa từng có trước đây. Bên cạnh đó, Spotify cũng sử dụng kiểu đổ màu chuyển sắc với 2 tone màu (gradient duetone) tương ứng với bài hát mà theo nhiều dự đoán, rất có thể sẽ trở thành hot trend của năm 2018.


Gradient cũng sẽ không còn xuất hiện như các năm trước khi chỉ được dùng vào những chi tiết nho nhỏ để gây chú ý. Với thế hệ 2.0, chúng ta nhìn thấy Gradient được xuất hiện nhiều hơn ở các phần chính, phần background. Và nhanh chóng thôi, Gradient sẽ dần trở thành một phần của thiết kế, giúp các tác phẩm trở nên có chiều sâu và độ chân thực, đồng thời là một lựa chọn hiệu quả khi đi cùng yếu tố 3D hay đồ họa Isometric – ngày càng phổ biến trong thiết kế những ngày này.

Một tác phẩm Isometric trong dự án Abstractions - Vol. 01 thực hiện bởi Mohamed Samir.


Gradient được sử dụng làm màu nền cho phần minh họa các bài viết về Y học, làm tăng chiều sâu, đánh mạnh vào cảm xúc cho người xem. 

Thiết kế bởi Leo Natsume trong một dự án vẽ minh họa cho các bài báo trên trang GZH.


Sự hòa trộn giữa các màu sắc tạo nên một vẻ lung linh chân thực vô cùng cho artwork về thành phố trong đêm, mà flat colors khó có thể tạo ra được. 

Tác phẩm thiết kế cho sự kiện Hella - IAA Cars năm 2017, bởi Romain Trystraim.

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician