Hướng dẫn cách làm Video animation cho người mới bắt đầu

Bạn mong muốn tự mình làm ra những video animation hấp dẫn, nhưng lại đang lúng túng chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy thì hãy cùng ColorMe khám phá ngay cách làm video animation đơn giản cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn mong muốn tự mình làm ra những video animation hấp dẫn, nhưng lại đang lúng túng chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy thì hãy cùng ColorMe khám phá ngay cách làm video animation đơn giản cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé!

Bước 1: Lên ý tưởng, viết kịch bản video

Để có được một video hoàn chỉnh, bước đầu lên ý tưởng và xây dựng kịch bản là vô cùng quan trọng. Bạn cần xác định và diễn tả được mong muốn, ý tưởng của bản thân cụ thể để có thể hình dung các thứ cần làm và tiến hành thực hiện một cách dễ dàng. Là người viết kịch bản, về cơ bản, bạn nên quyết định những gì sẽ xuất hiện trong video của mình.

Trước khi bạn bắt đầu viết một kịch bản cho video của mình, bạn cần xác định: Mục tiêu, đối tượng mục tiêu và thông điệp cốt lõi của video; Tại sao bạn lại làm video hoạt hình này? Những gì nó cần để đạt được? 

Sau đó, bạn cần có một bản tóm tắt nội dung hay còn được gọi là brief để xác định mục đích và định hướng rõ ràng cho video của bạn. Bất kỳ video nào tạo ra sẽ có một hoặc nhiều thông điệp cốt lõi mà bạn muốn truyền đạt tới khán giả của mình. Thách thức nằm ở việc chuyển đổi thông điệp cốt lõi đó thành một câu chuyện đơn giản và ngắn gọn, sẽ thu hút khán giả của bạn.

Bước 2: Tạo Storyboard cho video hoạt hình của bạn

 Storyboard (Bảng phân cảnh) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ quy trình tạo video nào. Nó sẽ phác hoạ và hình dung ý tưởng một cách rõ ràng về video của bạn sau khi hoàn thành nó sẽ như thế nào, ngay cả trước khi bạn bắt đầu tạo nó.

Bảng phân cảnh giống như một dải truyện tranh cho video hoạt hình của bạn và giúp sắp xếp ý tưởng của bạn của bạn theo từng cảnh. Bảng phân cảnh sử dụng các hộp hình chữ nhật để thể hiện các cảnh liên tiếp và các hộp nhỏ hơn bên dưới để làm nổi bật các hộp thoại và hành động nếu có. Hộp nhỏ hơn cũng có thể được sử dụng để lập kế hoạch cho hình động hoặc góc camera của video của bạn.

Thay vì tạo bảng phân cảnh theo cách truyền thống có thể trông lộn xộn nếu kỹ năng phác thảo của bạn không được tốt, bạn có thể sử dụng các công cụ phân cảnh trực tuyếnnhư Animaker. Nó thực sự là một công cụ hữu ích, giao diện kéo và thả đơn giản giúp cho việc tạo bảng phân cảnh trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo cách tạo ra storyboard tại đây nhé! 

Bước 3: Lựa chọn thể loại

Có nhiều loại video hoạt hình khác nhau mà bạn có thể thực hiện, nhưng không phải tất cả các phong cách sẽ phù hợp với nhu cầu hay nội dung mà bạn thực hiện.Bạn Có thể tham khảo một vài phong cách dưới đây nhé!

Video hoạt hình 2D

Hoạt hình 2D là phong cách video hoạt hình được sử dụng phổ biến nhất. Nó được tạo ra bằng cách sắp xếp các hình ảnh liên tiếp theo từng bước tiến dần dần để mô phỏng chuyển động giống như cuộc sống, tương tự như hình thức hoạt hình truyền thống. Loại hoạt hình này sẽ phù hợp với cả khán giả B2B & B2C. 

Video hoạt hình bảng trắng

Video hoạt hình bảng trắng là phù hợp nhất để tạo video giải thích sản phẩm. Nếu được thực hiện đúng cách với một kịch bản hấp dẫn,bạn có thể tác động đến nhận thức và chuyển đổi nó thành hành động. Nó mô phỏng hiệu ứng của các nhân vật và vật thể được tạo ra trước mắt người xem trên một bảng trắng đơn giản. 

Điều này ngay lập tức thu hút sự chú ý của người dùng và lưu lại trong bộ nhớ của họ trong một thời gian dài hơn. Các video bảng trắng cũng là một sự lựa chọn phù hợp hoàn hảo dành cho các video giáo dục, giúp giải thích các ý tưởng phức tạp cho học sinh.

Video hoạt hình typography (Kinetic typography)

Video hoạt hình sử dụng kiểu chữ là một kỹ thuật pha trộn chuyển động và văn bản để thể hiện ý tưởng dưới dạng hoạt hình video. Loại video này thường được sử dụng để tạo video lyric cho các bản nhạc.Nó có thể sử dụng khi bạn muốn người xem tập trung vào các từ được trình bàytrong video.Thêm vào đó, quá trình tạo ra đơn giản và không mất quá nhiều thời gian nên video dạng typography rất được ưa chuộng.

Video hoạt hình Infographic

Video hoạt hình Infographic có thể được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu nhàm chán của bạn thành những câu chuyện hấp dẫn. Những Con số, biểu đồ cùng với nội dung hình ảnh khác nhau kết nối dựa trên những hiệu ứng độc đáo, thu hút sự chú ý của người xem một cách tự nhiên. 

Video hoạt hình thủ công

Video hoạt hình thủ công là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giải thích một khái niệm. Vì vậy, chúng có thể phù hợp nhất để giải thích những ý tưởng phức tạp.Những video này mô phỏng hiệu ứng của các vật thể được di chuyển xung quanh hiện trường bằng một bàn tay và do đó tự nhiên thu hút sự chú ý đến mắt người.

Đây là những loại video hoạt hình phổ biến nhất được sử dụng bởi các thương hiệu trên toàn thế giới. Bạn có thể kết hợp các kiểu video này để làm cho video của bạn hấp dẫn hơn nữa.

 

Bước 4: Tiến hành làm video

Lên ý tưởng, kịch bản và lựa chọn concept đã xong, giờ là lúc bắt tay vào làm thôi nào. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn cho mình một phần mềm phù để có thể đáp ứng nhu cầu làm video của mình. Có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ tạo video trên các thiết bị điện thoại hay ứng dụng chỉnh sửa video trên máy tính, thậm chí bạn có thể thực hiện các video online một cách dễ dàng như: Animaker. Bạn có thể sử dụng hơn 90 mẫu và thư viện hoạt hình lớn nhất thế giới. 

Và nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phần mềm làm animation chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo ngây phần mềm After Effects luôn nhé, một công cụ đắc lực hoàn hảo đến từ nhà Adobe, chắc chắn sẽ giúp bạn làm ra những video thật xuất sắc. 

Tiếp theo đó bạn cần lựa chọn cho mình hình thức học phù hợp với nhu cầu của bản thân để có thể sử dụng phần mềm và thực hành như: tự học hay tham gia các khóa đào tạo về thiết kế video. 

Để tự học, bạn có thể theo dõi các video hướng dẫn trên các nguồn như: youtube với rất nhiều các video hướng dẫn miễn phí, hay các khóa học online trả phí nếu như bạn không có nhiều thời gian để đến lớp. Bạn có thể tham khảo khóa học online tại ColorMe với giáo trình ứng dụng và vô vàn bài giảng phong phú, được giải đáp mọi thắc mắc kịp thời và nhanh chóng. Đây chắc chắn là một khoá học hấp dẫn không thể nào bỏ qua đâu nha! 

Hoặc nếu bạn mong muốn tìm kiếm cho mình một môi trường không chỉ học hỏi, giao lưu và trải nghiệm, bạn có thể lựa chọn các khoá học offline tại các trung tâm hoặc trường lớp đào tạo. 

Bước 5: Thêm nhạc nền phù hợp

Thêm nhạc nền vào video là một bước vô cùng quan trọng, tạo nên sự thu hút và hấp dẫn cho video của bạn. Tuy nhiên, việc tìm bản nhạc phù hợp trong số hàng triệu bản có sẵn trực tuyến không hề dễ dàng chút nào bởi vấn đề bản quyền và giai điệu đó có phù hợp với video của bạn hay không. 

Dưới đây là một số điều cần nhớ khi bạn lựa chọn nhạc nền:

  • Hãy nghĩ về cảm xúc mà bạn muốn gợi lên

  • Hiểu tính cách của đối tượng bạn muốn tiếp cận

  • Đảm bảo nhạc của bạn không bị dán nhãn vi phạm bản quyền

  • Đừng sử dụng một kiểu loại nhạc

Bạn có thể tham khảo cách chèn nhạc vào phần mềm Premiere tại đây nhé! 

Bước 6: Lồng tiếng cho video

Với 5 bước trên, thực tế bạn đã hoàn thiện xong video của mình. Tuy nhiên, với một vài trường hợp, video sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi được lồng tiếng nhân vật, hay kể theo câu chuyện bằng giọng nói được lồng ghép. 

Bạn có thể tự mình ghi lại giọng nói của mình, hay lựa chọn một nhân vật lồng tiếng để phù hợp vs nhân vật, cốt truyện. Công việc cần làm là bạn có thể ghi âm, hay thu âm chuyên nghiệp, hoặc sử dụng các ứng dụng chuyển văn bản thành giọng nói nâng cao như Animaker Voice giọng nói của riêng bạn. Cuối cùng sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để tinh chỉnh lại giọng nói và ghép âm thanh vào video hoàn chỉnh.

Tạm kết

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thể hiểu thêm về cách làm video animation. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực dựng video và đang tìm kiếm một lộ trình học bài bản để có thể tự mình sáng tạo ra những sản phẩm ấn tượng, bạn có thể tham khảo các khóa học video: Premiere hoặc After Effects hay khoá học online tại ColorME ngay nhé!

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician