Intro Video và cách làm Intro Video

Chỉ với chưa đầy một phút cùng hiệu ứng và âm thanh thu hút, một intro có thể gây ấn tượng mạnh đến người xem. Người ta vẫn thường nói ấn tượng đầu tiên rất quan trọng đúng không nào? Hôm nay ColorME sẽ giải thích vì sao và “mách nước” cho các bạn một vài cách làm để giúp video của chúng mình thêm phần thú vị!

Chỉ với chưa đầy một phút cùng hiệu ứng và âm thanh thu hút, một intro có thể gây ấn tượng mạnh đến người xem. Người ta vẫn thường nói ấn tượng đầu tiên rất quan trọng đúng không nào? Hôm nay ColorME sẽ giải thích vì sao và “mách nước” cho các bạn một vài cách làm để giúp video của chúng mình thêm phần thú vị!

1. Intro video là gì?

Trước tiên mình cùng tìm hiểu về khái niệm của cụm từ này đã nhé. Intro video là phần mở đầu của video (intro viết tắt của introduction trong tiếng Anh). Thông thường, phần intro sẽ kéo dài khoảng 5-30s với mục đích giới thiệu qua hay quảng bá cho nhân vật chính/thương hiệu/sự kiện của video đó. Điều này giúp tạo thiện cảm và ấn tượng chung cho người xem.

Người xem thường sẽ chú ý đến những giây đầu tiên để quyết định có tiếp tục xem video nữa không. Do đó, nếu phần intro được tận dụng tốt, nó sẽ dẫn dắt khán giả vào nội dung chính trong video mà bạn muốn truyền tải.


2. Một số lưu ý khi làm intro video

2.1 Thời lượng

Một đoạn intro chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 5-30s để tạo cảm giác tự nhiên cho video và không làm người xem bị chán nản trước khi vào nội dung chính của video. 

2.2 Nhạc và hiệu ứng video

Việc chọn nhạc nền và hiệu ứng cho video là rất quan trọng bởi nó có tác động rất lớn đến người xem. Đôi khi, bạn chỉ cần nghe thoáng quá đoạn nhạc cũng có thể liên tưởng đến ngay một video nào đó. 

2.3 Lên ý tưởng và xác định mục đích của video

Intro có nhiều ý nghĩa khác nhau. Bạn có thể tạo intro để “nhá hàng” các phần tiếp theo của video hay quảng cáo, giới thiệu cho thương hiệu và sản phẩm nào đó,.... Mỗi mục đích khác nhau đều cần được xác định cụ thể để có ý tưởng và nội dung phù hợp với các phần khác của video.


> Xem thêm: 3 phần mềm làm intro mà bạn nên biết


3. Cách làm intro video

3.1 Sử dụng template có sẵn

Hiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ tạo intro/outro miễn phí. Tất cả những gì bạn phải làm là chọn 1 mẫu có sẵn và thay đổi chữ, logo,... theo nội dung video của bạn.

Dưới đây là một số trang cho sử dụng templates miễn phí:

3.2 Tự làm intro bằng phần mềm

Có rất nhiều phần mềm làm video bạn có thể sử dụng, phổ biến nhất có thể kể đến Premiere.

Premiere là phần mềm đang được rất nhiều nhà làm phim nghiệp dư và chuyên nghiệp trên thế giới tin dùng. Chức năng chính của Premiere là dựng phim, biên tập, hiệu chỉnh video dưới nhiều định dạng ở chất lượng cao, đồng thời cho phép chia sẻ video trên các phương tiện truyền thông. phần mềm này có tính tương thích cao với 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là MacOS và Window.

> Tìm hiểu thêm về phần mềm Premiere tại đây


Ở bài viết này, ColorME sẽ tập trung vào các hiệu ứng (mục effect) trong Premiere để tạo ra những phần intro đơn giản, dễ làm. Nếu như các template có sẵn hầu hết sử dụng motion graphics thì ở đây chúng mình sẽ dùng chính 1 đoạn video ngắn và thêm effect để biến chúng thành intro.

Opacity

Sau khi đoạn video và phần âm thanh đã được xử lí xong, bạn vào phần Effect Controls, dưới mục Video effects, chọn Opacity và điều chỉnh mức độ.


Ngoài Opacity, bạn có thể tìm kiếm trong phần Effects 2 hiệu ứng khác là:

Dissolve (chọn Dip to black/white)



Crop



Đừng quên sử dụng keyframe với hiệu ứng này nha ;)


Trông cả 3 hiệu ứng trên đều rất quen phải không nào? Bởi chúng đều là những lựa chọn đơn giản mà lại rất dễ sử dụng, vì vậy nên thường được dùng làm intro cho các clip du lịch, review, hay thậm chí vlog nữa.

__________________

Tạm kết

Bạn đã tìm được lời giải cho thắc mắc của bản thân chưa? Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về intro video và có thể tạo ra những đoạn intro thật ấn tượng, độc đáo. Nếu bạn muốn tự tay làm một video hoàn chỉnh hay vẫn còn gặp khó khăn khi “dấn thân” vào quay dựng, hãy tham khảo ngay khóa học Premiere cơ bản tại ColorME nhé!

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician