28 logo võ thuật có thể "đả thông" mạch sáng tạo cho bạn

Ngày nay, mọi lĩnh vực đều cần chau chuốt về phần nghe nhìn ở một mức độ nhất định để có thể cạnh tranh và phát triển. Võ thuật cũng không phải ngoại lệ! Nếu bạn đang tìm ý tưởng cho 1 logo võ thuật hoặc đơn giản chỉ cần cảm hứng cho logo của mình thì đừng ngần ngại tham khảo bài viết này ngay nha! Nào, hãy cùng colorME khám phá 28 logo võ thuật có thể "đả thông" kinh mạch sáng tạo cho bạn!

Ngày nay, mọi lĩnh vực đều cần chau chuốt về phần nghe nhìn ở một mức độ nhất định để có thể cạnh tranh và phát triển. Võ thuật cũng không phải ngoại lệ! Nếu bạn đang tìm ý tưởng cho 1 logo võ thuật hoặc đơn giản chỉ cần cảm hứng cho logo của mình thì đừng ngần ngại tham khảo bài viết này ngay nha! Nào, hãy cùng colorME khám phá 28 logo võ thuật có thể "đả thông" kinh mạch sáng tạo cho bạn!

Trên thế giới hiện có khoảng 170 hệ thống kĩ thuật chiến đấu được xếp vào hàng khái niệm "võ thuật" (ví dụ tiêu biểu: Karate, Boxing, Kungfu, Krav Maga,...). Võ thuật cũng là 1 ngành công nghiệp khổng lồ với hơn 3.6 triệu người luyện tập trên toàn thế giới (2019) và hàng tá các dịch vụ liên quan (giải đấu, trang thiết bị, khóa học, thực phẩm, phim ảnh...)


Là 1 lĩnh vực với phương thức thể hiện khá dễ dàng thế nhưng logo các phòng tập, môn phái,... tại Việt Nam vẫn còn khá sơ sài về mặt hình ảnh. 

Phần lớn những người đứng đầu không cảm thấy logo quan trọng nên đầu tư khá ít hoặc sử dụng hình ảnh "chắp vá", dùng font chữ khó đọc,... Nhưng ngày nay, nếu logo đẹp thì vẫn hơn phải không nào, vì vậy hãy cùng xem các designer nước ngoài "khai thác" chủ đề logo võ thuật thế nào nhé:


1. Dạng logo với mức năng lượng cao (High Energy Logo)

Thường là logo chỉ có 2 màu, trong đó cặp màu đỏ-đen được ưa chuộng nhất bởi thể hiện uy quyền, sức mạnh; đặc biệt là sắc độ của màu đỏ thể hiện năng lượng lớn. Không chỉ màu sắc mà các nét và viền của hình cũng thể hiện năng lượng bởi chúng rất đậm và uyển chuyển giống như đang vận động vậy. Các phông chữ cũng tạo cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ với những nét chữ sắc nét.
Credit: Vladberla, mv.., Dexterous, kosta-xd, Aedorian, Artmin,
AiPASSION, DN1991
Dạng logo này thích hợp với phần lớn hệ thống võ thuật bởi thể hiện giá trị cốt lõi chung: sức mạnh và năng lượng. Tuy nhiên nếu đối tượng mục tiêu không phải là người hướng đến yếu tố này thì bạn nên dùng các dạng logo khác. Dạng này đặc biệt phù hợp với những đơn vị có hệ thống đào tạo khắc nghiệt, hardcore 1 chút! 

2. Dạng logo trừu tượng (Abstract Logo)

Đây là dạng logo yêu cầu sự sáng tạo và kĩ thuật tạo hình tốt: thể hiện qua các hình khối và màu sắc thay vì hình ảnh cụ thể theo cách thông thường. Thể hiện trừu tượng theo cách phổ biến nhất là dùng 1 chuyển động hoặc 1 trang thiết bị võ thuật (găng, đồ bảo hộ, vũ khí, võ phục, chiếc đai...)
Credit: paulo.henrique, Dalmartian, alexandarm, JasperMori, Wafi Zimamul, Conel Doncea, JPlogo, Deezign DepotNên sử dụng tên thương hiệu xuất hiện trong logo để đạt hiệu quả truyền tải cao nhất.

3. Dạng logo nhân vật (Logo with a character)

Logo nhân vật là dạng logo được thử nghiệm và hiệu quả với mọi ngành, võ thuật cũng không ngoại trừ. Dạng logo này hiện đại nhất trong bài. Sử dụng loại hình nhân vật giúp đưa ra 1 hình tượng cụ thể và khiến người xem dễ dàng ghi nhớ; đồng thời thể hiện cá tính và sự độc đáo. Động vật là 1 sự lựa chọn thú vị của dạng logo này.
Credit: NoviAlawiah, Cauliflower, Maylyn, Sr.Dante, Damarkurung, CHAMBER 5Trẻ em dễ dàng cảm thấy hứng thú với các nhân vật, vì vậy nếu đối tượng khách hàng là trẻ em thì dạng logo này là một lựa chọn tốt. Nhân vật này không cứng nhắc mà có thể thoải mái sáng tạo: có thể dễ thương; cool ngầu; có thể là 1 nhà vô địch hoặc 1 nhân vật yếu thế có khả năng vươn lên;...

4. Dạng logo biểu tượng cân bằng (Calm, confident logo)

Võ thuật không chỉ chú trọng công phá và đả thương, lĩnh vực này còn quan tâm đến phát triển sự tự tin và kỷ luật khi trau dồi chánh niệm. Nếu thương hiệu nào tập trung phát triển khía cạnh này hơn những lợi ích thể chất thì dạng logo này là lựa chọn hoàn hảo. Đặc điểm: màu sắc lạnh, đường nét mềm mại, hình ảnh hài hòa, không nổi bật.
Credit: tonie.studio, JOURDAN,Alvianks, composigner, Girivana, LogomulogokuNếu bạn trông thấy giống logo lớp Yoga thì đúng rồi đấy vì mục đích giống nhau: cải thiện dẻo dai, khả năng thăng bằng và tính linh hoạt. 

Sưu tầm và dịch từ blog 99designs.com. 

TẠM KẾT

Hi vọng những logo trên đây sẽ tạo cảm hứng và gợi một vài ý tưởng cho logo tiếp theo của bạn. Đừng quên ghé thăm blog của ColorME thường xuyên để đọc những bài viết phân tích hoặc tutorial chất lượng nhé!

Tham khảo: Học thiết kế đồ họa online chất lượng

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician