Màu sắc trong thiết kế Logo

Gửi Hịp :>

Gửi Hịp :>

Tiếp nối chủ đề chữ trong thiết kế logo, lần này Color ME sẽ mang đến cho bạn những mẹo nhỏ để sử dụng màu sắc để tạo ra logo ưng ý cho thương hiệu. Ý nghĩa của màu sắc không chỉ hấp dẫn mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu cho dù bạn đang tạo ra một biểu tượng hoặc một wordmark. Dưới đây là 5 mẹo thiết kế logo để giúp bạn sử dụng lý thuyết màu sắc trong thiết kế của mình.

1. Hiểu được bánh xe màu sắc


Trọng tâm của lý thuyết màu sắc là bánh xe màu sắc – một công cụ thiết yếu để phối màu theo những cách khác nhau được vẽ bởi Sir Isaac Newton năm 1666. Phiên bản mà chúng ta “quen mặt” nhất có 12 màu, dựa trên mô hình màu RYB.

Vòng tròn gồm 3 bậc màu. Các màu cơ bản gồm có đỏ, vàng và xanh dương, bậc thứ cấp với ba màu ( xanh lá cây, cam và tím) được tạo ra bằng cách trộn hai màu bậc 1. Cuối cùng, sáu màu bậc 3 được tạo ra bằng cách trộn các màu bậc 1 và bậc 2.

Có sáu kỹ thuật phối màu sử dụng bánh xe màu sắc. Cách phối màu đối lập nhau complementary (như đỏ và xanh lá cây, ví dụ logo Heineken, hoặc xanh dương và vàng, ví dụ: IKEA); cách phối những màu tương đồng đứng cạnh nhau trên vòng tròn (analogous); và cách phối ba cách đều nhau một khoảng  trên vòng tròn (triad)..

Các kỹ thuật khác bao gồm cách phối màu tương phản bổ sung split-complementary (sử dụng một màu tương phản và hai màu bên cạnh màu tương phản kia); phối màu hình chữ nhật (một sơ đồ bốn màu cạnh 2 màu tương phản) và cuối cùng là cách phối màu hình vuông, một sơ đồ bốn màu ở 4 đỉnh hình vuông.

2. Xử lý cách phối màu cẩn thận


Không phải cứ tuân theo đúng cấc quy tắc kể trên là xong, sự hài hòa của những màu sắc đòi hỏi cần được xử lý cẩn thận, và các màu sắc trong một bản thiết kế không nên được sử dụng với tỷ lệ bằng nhau.

Ví dụ cách phối màu đối lập có thể  sẽ quá cường điệu nếu sử dụng quá mức, trong khi cách phối màu tương đồng lại có vấn đề ngược lại: nhẹ nhàng và dễ chịu khi nhìn nhưng thiếu sự tương phản. Một lưu ý khi thiết kế là bạn nên chọn một màu chủ đạo, sử dụng các màu khác để hỗ trợ và nhấn mạnh màu đó.

Cách phối màu bộ ba khiến thiết kế sôi động hơn nhiều, nhưng một lần nữa, hãy chọn một màu sắc chủ đạo trong ba màu đó. Đối với người mới bắt đầu, cách phối màu tương phản bổ sung thường là lựa chọn an toàn nhất vì nó tạo ra sự cân bằng một cách tự nhiên giữa tương phản và hài hòa.

Cách phối màu hình vuông và hình chữ nhật đều tương đối linh hoạt vì chúng ta sẽ có thêm màu để “nghịch”, và tất nhiên một màu trong số đó nên chiếm ưu thế. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý đến sự cân bằng giữa màu nóng và màu lạnh.

Logo của Firefox sử dụng cách phối màu tương phản bổ sung. Màu chủ đạo là màu cam của con cáo, được hỗ trợ bởi màu xanh của quả địa cầu, với màu vàng nổi bật ở đuôi.

3. Sử dụng màu sắc điều khiển cảm xúc


Sự lựa chọn bảng màu của bạn có thể tạo ra hoặc phá hỏng một chiếc logo, không chỉ vì lý do thẩm mỹ đơn giản, mà còn bởi các mối liên hệ về tâm lý của màu sắc.

Về cơ bản, màu sắc ở phía nóng của quang phổ - như đỏ và vàng - đều đậm đà, nhiệt huyết và tràn đầy sức sống, trong khi các màu khác mát hơn như xanh lam và xanh lá cây tạo sự tĩnh lặng và cảm giác được bảo vệ. Điều này đặc biệt quan trọng khi xây dựng thương hiệu: không chỉ trên phương diện cảm xúc, về cảm giác của người tiêu dùng khi họ nhìn vào nó; mà còn trên phương diện thực tế, về tạo sự nổi bật trong thị trường.

Logo McDonalds là một ví dụ về cách phối màu tương đồng, sử dụng các màu nóng để gợi lên cảm giác hạnh phúc và vui vẻ.

4, Nghiên cứu màu sắc xu hướng của ngành


Đối với một thương hiệu, việc sở hữu một cách hiệu quả một màu sắc trong ngành có thể mang lại một lợi thế cạnh tranh to lớn, đạt được tính nhận diện ngay lập tức, và  thậm chí không cần có logo hoặc đề cập đến tên của thương hiệu.

Tất nhiên, sở hữu hoàn toàn một màu sắc không phải là dễ dàng, và nó vượt xa khỏi chỉ một chiếc logo, cần có kế hoạch được thực hiện khéo léo trên tất cả các yếu tố của thương hiệu và quảng cáo. Nhớ là chọn màu còn tùy thuộc vào độ phổ biến và độ bão hòa trên thị trường của một màu sắc cụ thể.

Để đạt được sự nổi bật về màu sắc trong bất kỳ lĩnh vực nào trên thị trường, bước đầu tiên là hiểu những xu hướng hiện tại là gì, ví dụ như màu xanh dương  thường được sử dụng trong ngành tài chính, trong khi màu xanh lá cây thường được tìm thấy ở logo cho các tổ chức môi trường. Và đôi khi họ còn trả tiền để tránh những điều hiển nhiên như trên.

Ví dụ như Cadbury đã đăng kí chính thức một màu Pantone (Cadbury 2685C), trở thành thương hiệu duy nhất trong trong ngành sử dụng màu sắc đó. Thỉnh thoảng quyền sở hữu một màu sắc trở thành một vấn đề pháp lý, như trong các trận chiến của Cadbury với Nestle để bảo vệ việc sử dụng màu sắc đặc trưng là tím.

5. Đừng quên màu đen và trắng


Sau khi nói về màu sắc, thật dễ dàng để quên đi rằng một số logo mang tính biểu tượng nhất của thế giới hoàn toàn đơn sắc và sử dụng một cách mạnh mẽ sự tương phản rõ ràng mà bảng màu này cung cấp.

Tất nhiên, ngay cả khi logo chính của bạn có màu sắc rực rỡ thì vẫn cần phải hiệu quả với phiên bản màu đen trắng cho các ứng dụng khác nhau.

Nếu thiết kế logo của bạn sử dụng màu sắc để chuyển tải ý nghĩa, hãy suy nghĩ về cách bạn có thể phản ánh ý nghĩa đó khi màu được bỏ đi. Đôi khi điều này có nghĩa là thay đổi sự tương phản giữa các yếu tố trong thiết kế để chúng vẫn truyền đạt ý nghĩa khi ở dạng âm bản.

Được thiết kế bởi họa sỹ người Ý Francesco Saroglia, logo Woolmark là một sự thành công của thiết kế đơn sắc và được đánh giá là một trong những biểu tượng tốt nhất mọi thời đại.

Nguồn tham khảo :http://www.creativebloq.com

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician