Những điều cần lưu ý khi thiết kế in ấn
Nếu bạn đã, đang, hoặc có ý định sẽ trở thành designer, hãy chuẩn bị bước vào một mối quan hệ "đầy sóng gió" trong cuộc đời bạn: mối quan hệ với anh nhà in! Chỉ trừ khi bạn là designer chuyên về web hoặc UI/UX, phần lớn chúng ta chắc hẳn đều đã có ít nhất một lần "qua lại" bên đó. Cả bạn và "anh ấy" đều muốn cho ra những thành phẩm xinh xắn và đẹp đẽ, nhưng thực tế hoàn toàn khó khăn hơn như vậy rất nhiều. Bởi lẽ chuẩn bị một file tươm tất để gửi cho nhà in không đơn giản một chút nào. Vậy hãy để colorME có vài lời "tư vấn" cho mối quan hệ của bạn nhé ;)
Thiết kế đẹp nhưng sai kích thước giống như hâm mộ thần tượng vậy. Có thể nhìn ngắm mọi góc độ sắc nét sống động qua màn hình nhưng không thể (in ra để) chạm vào được. Bạn có thể in thiết kế cỡ A3 trên khổ giấy A4 nhưng ngược lại thì không. Đặc biệt trong trường hợp bản thiết kế của bạn có hình ảnh, việc đặt đúng kích thước sẽ càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo ảnh của bạn có hiển thị rõ nét hay không. Hiện nay, hầu hết các phần mềm thiết kế đều hỗ trợ làm việc với những file kích thước lớn lên tới đơn vị mét, hãy chọn cho mình một phần mềm thích hợp tuỳ vào kích thước bạn muốn nhé.
Bạn có bị cận không? Thế giới nhìn có khác không khi bạn đeo kính vào và bỏ kính ra? Đúng vậy, ảnh hiển thị trên ấn phẩm ở độ phân giải cao và thấp cũng tương tự như vậy. Nhưng còn khó chịu hơn rất nhiều. Mọi người xung quanh nhìn vào nó cũng khó chịu hơn rất nhiều. Ví dụ: in trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300 x 450 px vẫn đáp ứng được độ phân giải. Nhưng cũng với độ phân giải này, mang đi in offset khổ A3 hoặc A2 thì hình sẽ bị vỡ tung toé. Vì vậy hãy luôn đảm bảo những hình ảnh bạn sử dụng trong bản thiết kế của mình đều có độ phân giải 300 ppi trở lên nhé, vì hoà bình thế giới.
Thay vì ngắt cánh hoa cúc và hỏi "Yêu, không yêu, yêu, không yêu,..." thì khi thiết kế, hãy thay bằng "CMYK, RGB, CMYK, RGB,...". Bởi vì dù có ra kết quả là gì thì bạn vẫn sẽ chọn là yêu/CMYK. Các máy in đều hoạt động dựa trên 4 màu mực in là xanh lơ (cyan), hồng cánh sen (magenta), vàng (yellow) và đen (key - black) Việc bạn bản thiết kế của mình ở hệ màu cộng ba màu đỏ (red), xanh lá (green), xanh biển (blue) rồi mang đi in cũng sẽ giống như việc bắt bạn trai bạn phải đoán xem bạn nghĩ gì và muốn gì. Và thường thì anh ấy sẽ đoán sai.
Chỉ đến khi nào chúng ta có thể in được ảnh chuyển động giống như trong Harry Potter thì lúc đó bạn mới có thể không quan tâm tới định dạng file in của mình. phần tên của định dạng cũng giống như phần "họ" cho file thiết kế của bạn vậy. Có những họ vô cùng quyền năng như PDF và TIFF vì chúng lưu giữ được nhiều giá trị. phần lớn các nhà in hiện nay đều chấp nhận hai định dạng file này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bạn vẫn có thể sử dụng file thiết kế gốc (.AI, .PSD, .INDD,...) để in trực tiếp.
Dù chỉ được tạo ra để xén đi nhưng vùng bleed có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn cho những thông tin cho bản thiết kế của bạn. Vùng bù xén thường nằm trong khoảng từ 3 - 5mm.
Đây không hẳn là một công đoạn bắt buộc nhưng vẫn được cực kì khuyên làm. Khi thiết kế, để nguyên định dạng văn bản giúp bạn dễ dàng đổi font chữ, đổi nội dung. Tuy nhiên nó cũng giúp người khác làm được việc đó. Vì vậy, khi đã chắc chắn về nội dung thông tin của mình, hãy chuyển văn bản sang chế độ outline ngay nhé!
Tương tự như số 6, đây cũng là một công đoạn cuối trước khi xuất file đi in. Nếu bạn quên công đoạn này, file của bạn sẽ được "anh nhà in" gửi lại không thương tiếc, trừ khi bạn vẫn muốn in ra sản phẩm không-còn-một-bức-ảnh-nào.