Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Một doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu tốt vả nổi bật sẽ tạo ấn tượng tốt làm cho khách hàng nhớ đến nhiều hơn. Vây quy trình để thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu đạt yêu cầu là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Một doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu tốt vả nổi bật sẽ tạo ấn tượng tốt làm cho khách hàng nhớ đến nhiều hơn. Vây quy trình để thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu đạt yêu cầu là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bộ nhận diện thương hiệu tốt bao gồm những gì?
Logo thống nhất (giống nhau trên tất cả các bao bì, mẫu mã sản phẩm): Không được thay đổi bất kỳ chi tiết nhỏ nào, dù là màu sắc.
Các chi tiết đơn giản, dễ nhớ (nên bao gồm chữ cái, hình ảnh, màu sắc nổi bật nhưng lại dễ đi vào tiềm thức) (ví dụ: Chinsu, Omo, Clear…)
Nhận diện thương hiệu tại văn phòng, trụ sở, trên đồng phục, quà tặng cho nhân viên.
Khi thay đổi nhận diện thương hiệu, cần rõ ràng và có các chiến dịch dứt khoát. Cần thay đổi đồng loạt và có chiến dịch branding mạnh mẽ để khách hàng không bị nhầm với nhận diện thương hiệu cũ.
Sử dụng nhận diện thương hiệu thống nhất trong các hồ sơ tài liệu của công ty.
Không được phép có nhiều bộ nhận diện. Nhận diện thương hiệu cần là độc nhất.
Nhận diện thương hiệu không được giống với nhận diện thương hiệu của đổi thủ.
Doanh nghiệp nên đăng kí quyền sở hữu trí tuệ cho các thiết kế nhận diện thương hiệu (Ví dụ: logo, slogan…) để các công ty khác không bắt chước được.
Doanh nghiệp cần sử dụng nhận diện thương hiệu mọi lúc mọi nơi.
Cần thiết kế những gì cho một bộ nhận diện thương hiệu?
1. Logo thương hiệu và Slogan
Bạn xây dựng một căn nhà như thế nào thì xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như vậy.
Bạn cần có một nền móng thật vững chắc đó chính là Logo, Slogan, Tagline cho việc xây dựng một thương hiệu bền vững. Logo đẹp, ý nghĩa, slogan phù hợp chiếm 50% sự thành bại của một thương hiệu.
2. Vật dụng văn phòng mang hình ảnh của thương hiệu
Bao gồm các sản phẩm như danh thiếp, phong bì thư, giấy mời, brochure, chứng từ, hóa đơn, bút, móc khóa, kỷ niệm chương, …
3. Đồng phục cho nhân viên
Đồng phục công ty, nón, áo khoác, áo mưa,... cũng là một phần của quá trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.
4. Các sản phẩm khác có gắn thương hiệu
Leaflet, catalogue, brochure, poster, standee, profile, card visit, …. - tất cả đều là những sản phẩm gắn liền với thương hiệu cần được đồng bộ hóa.
Quy trình thiết kế bộ nhận diện
1. Nghiên cứu, nhận diện doanh nghiệp
Trong giai đoạn này, các chuyên gia sẽ nghiên cứu để tạo nên một bức tranh rõ ràng về doanh nghiệp, về những nét đặc trưng, những điểm nổi bật giúp phân biệt được thương hiệu của doanh nghiệp mà không bao giờ nhầm lẫn với một thương hiệu khác.
Điều này không đồng nghĩa với việc lồng ghép ý kiến riêng của các chuyên gia cho thương hiệu của doanh nghiệp. Thay vào đó là sự thấu hiểu sâu sắc ý muốn của doanh nghiệp, cũng như giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại cho người dùng.
Hơn nữa, người thiết kế cũng nhắm đến các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, không phải chỉ là những khách hàng cũ. Bộ nhận diện thương hiệu là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu của mình, truyền tải thông điệp đến với khách hàng.
Sự khác biệt là điều quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu, mang lại tính độc đáo, nét riêng biệt so với đối thủ. Quá trình nghiên cứu không chỉ ở phương diện là doanh nghiệp mà còn cả đối thủ của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có được một vị thế riêng khi cạnh tranh với các đối thủ khác. Bộ nhận diện thương hiệu góp phần tạo nên sự khác biệt, sự nổi bật cho doanh nghiệp.
Tư duy thị giác của người thiết kế
Đây là giai đoạn mà người thiết kế chuyển dữ liệu thu thập được từ dạng thông tin sang hình ảnh để có thể truyền tải được mục tiêu, giá trị của thương hiệu doanh nghiệp cho người dùng.
Quá trình sản xuất
Logo: Vẽ phác thảo logo doanh nghiệp, phối hợp 2 màu đen trắng. Người thiết kế phải đảm bảo rằng logo phải có sức thu hút để truyền tải thông điệp từ thương hiệu mà không cần tác động của bất cứ màu sắc nào.
Lựa chọn màu sắc: có thể là ý tưởng xuất phát từ phía doanh nghiệp, cùng với việc lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp, và thể hiện được điểm khác biệt của doanh nghiệp.
Chọn font chữ, bố cục, biểu tượng phù hợp, dựa vào sản phẩm hoặc dịch vụ, ngành nghề của doanh nghiệp.
Hệ thống thiết kế: Việc kết hợp giữa các yếu tố trên để hình thành nên bản thiết kế đặc trưng cho thương hiệu doanh nghiệp.
Hoàn thiện và tạo nên các sản phẩm có gắn thương hiệu của doanh nghiệp
Lời kết
Trên đây là quy trình cần thiết để thiết kế một bộ phận một thương hiệu, nhờ đó doanh nghiệp có thể thành công trên con đường xây dựng thương hiệu bền vững cho mình. Nếu bạn muốn thử sức với việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu , hãy tìm hiểu ngay khóa học thiết kế của ColorME nhé!