Tìm hiểu về ngôn ngữ hình ảnh cùng hoạt hình pixar
Chắc hẳn hầu như ai cũng biết đến câu nói: "A picture’s worth a thoudsand words" - 1 bức ảnh đáng giá bằng cả ngàn từ. Đúng như vậy, chỉ với việc sử dụng những hình ảnh đơn giản, bạn đã có khả năng thể hiện các ý tưởng cũng như những cảm xúc khác nhau. cũng chính vì điều này, chỉ với 1 hình ảnh duy nhất, chúng ta đã có thể kể được hẳn 1 câu chuyện hoàn chỉnh. các bạn hãy cùng colorME, và những bộ phim hoạt hình quen thuộc của PIXAR studio, tìm hiểu kĩ hơn về điều này nhé.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm về ngôn ngữ hình ảnh - hay còn gọi là visual language. vậy ngôn ngữ hình ảnh là gì?
Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải 1 thông tin, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại ngôn ngữ như tiếng Việt hay tiếng Anh, tuy nhiên, ở đây chúng ta bàn về 1 thứ trừu tượng hơn, ngôn ngữ hình ảnh, là cách thức sử dụng hình ảnh tĩnh, hoặc động, để diễn đạt thông tin. và cũng giống như các loại ngôn ngữ khác, ngôn ngữ hình ảnh cũng có ngữ pháp riêng của chính nó, thông qua việc sử dụng bố cục, màu sắc, hình dạng và rất nhiều các thành phần khác.
Luật ngữ pháp đầu tiên của ngôn ngữ hình ảnh mà chúng ta cần chú ý đến đó là độ lớn của 1 vật khi được đặt trong 1 khuôn hình. vật càng lớn càng chứng tỏ được tầm quan trọng của nó, và ngược lại, nếu đặt 1 vật nhỏ trong 1 vùng không gian rộng lớn, chúng ta có thể nhận thấy được sự nhỏ bé, dễ tổn thương, hay sự cô đơn của chủ thể đó, hay cũng có khi cách này được sử dụng để thể hiện thế giới xung quanh chủ thể bao la đến mức nào.
Ví dụ ở cảnh được trích ra trong phim Monster Inc., chúng ta dễ dàng nhận thấy nhân vật quan trọng nhất và mạnh mẽ nhất trong cảnh này chính là Sullivan, các nhà làm phim đã đặt Sully vào chính giữa khuôn hình cùng với kích thước lớn hơn cả khi so sánh với các nhân vật xuất hiện cùng anh ta.
Hay ở đây chúng ta có 1 bản phác thảo của 1 cảnh trong phim Ratatouille, cũng với việc thể hiện câu chuyện qua kích thước của nhân vật, chúng ta có thể thấy chú chuột Remy, mặc dù chỉ là 1 chú chuột nhỏ bé, thế nhưng các họa sĩ của pixar lại thể hiện nhân vật này có kích thước lớn ngang bằng các nhân vật đầu bếp, nhằm nhấn mạnh vào nhân vật chính, ngoài ra, việc sử dụng các đường định hướng cắt nhau, thể hiện qua hình ảnh ô cửa kính, cho ta cảm giác nhân vật Remy đang bị khóa trái bên ngoài cánh cửa dẫn đến ước mơ của cậu ta - trở thành 1 đầu bếp.
Các hình - shapes - cũng giúp ích rất nhiều trong việc biểu đạt thông tin và diễn tả câu chuyện.
lấy ví dụ với 3 nhân vật trong bộ phim Monster University nhé:
nhân vật Mike, với hình dáng tròn trịa, chúng ra rõ ràng nhận ra, Mike chẳng có vẻ gì là đáng sợ, anh ta chỉ giống như 1 quả bóng vô hại vậy.
tiếp đến nhân vật Sully, hình dáng cao lớn giống như 1 hình chữ nhật đứng, không khó để thấy rằng Sully là nhân vật có tố chất để trở thành 1 “scarer” thứ thiệt.
và cuối cùng là nhân vật phản diện Hardscrabble, được tạo nên dựa vào những hình tam giác với những góc nhọn, thể hiện sự đáng sợ và nguy hiểm.
Chúng ta có thể thấy rằng, công đoạn tạo hình này cũng đóng góp rất nhiều vào việc truyền đạt thông tin đến những người xem và phần nào thể hiện được tính cách các nhân vật ở trong phim.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể tác động tới người xem bằng nhiều cách khác, ví dụ như màu sắc cũng có thể định hướng cho thị giác biết được nội dung ta muốn truyền tải, ví dụ như ta sẽ dùng màu đỏ để diễn tả sự nguy hiểm, màu hồng để thể hiện sự đáng yêu,...
Ngoài ra thì độ chênh lệch sáng tối cũng là 1 thành phần giúp chúng ta phân biệt được đâu là chủ thể chính mà người xem cần tập trung vào trong 1 khuôn hình.
Và cũng giống như bất kì 1 loại ngôn ngữ nào khác trên thế giới, ngôn ngữ hình ảnh cũng không hề dễ dàng để nắm bắt được cách sử dụng ngữ pháp của nó, chưa nói đến việc làm chủ nó và sử dụng nó 1 cách thành thục.
vì vậy, còn chờ đợi gì nữa mà bạn không xách túi lên và đến ColorME để học thứ ngôn ngữ vừa dễ lại vừa khó này nào?