Typography là gì? Những điều cần biết về typography
Typography là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thiết kế đồ họa. Vậy bạn đã biết về typography hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ bật mí những điều bạn cần biết về typography nhé
Typography là gì?
Typography là bất cứ thứ gì bạn “đọc” được. Nó nằm trong những cuốn sách chúng ta đọc, trên các trang web chúng ta truy cập. Hay ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, đó là những dòng chữ trên bảng hiệu dọc các con phố. Là nhãn dán và bao bì sản phẩm.
Nhưng chính xác thì typography là gì? Nói một cách đơn giản, typography là cách hiển thị của chữ cái. Typography còn được nâng tầm để trở thành nghệ thuật “chơi” với các con chữ.
Typeface và font là một?
Không ít người nhầm lẫn typeface và font giống nhau, nhưng thật ra thì hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn đấy nhé.
Typeface là hệ thống bao gồm các kiểu chữ, mỗi kiểu chữ là một typeface riêng biệt. Ví dụ: Arial là một kiểu typeface, …
Có rất nhiều kiểu chữ nhưng được chia thành 4 nhóm chính sau: Serif, San Serif, Monoface, và Display
Trong Font là tập hợp hoàn chỉnh các chữ cái, các dấu câu, các con số, và các ký tự đặc biệt, theo một kiểu loại, định dạng (thường hoặc đậm nét), hình dáng (thẳng hoặc nghiêng) và kích cỡ phù hợp và có thể phân biệt khác nhau.
Ví dụ: Arial cỡ chữ 14 và Arial cỡ chữ 16 là hai font khác nhau.
Phân loại Typeface
Serif
Serif hay còn gọi là font chữ “có chân”, do có một nét được thêm vào phần bắt đầu hoặc phần cuối trong nét chính của chữ. Do kiểu cách khá cổ điển, nên chúng là lựa chọn tuyệt vời cho những dự án truyền thống. Serif cũng thường xuyên được sử dụng trong các ấn phẩm in ấn như tạp chí hoặc báo giấy.
Serif typefaces - Các kiểu chữ có chân
Old Style Serif
- Độ tương phản thấp giữa các nét dày và mỏng
- Trục chéo
- Serif nghiêng đối với các chữ thường
Transitional serif - Serif chuyển tiếp
- Độ tương phản cao giữa các nét dày và mỏng
- X-height (đường gióng biểu thị chiều cao của chữ thường): Trung bình
- Trục thẳng đứng
- Serifs với những nét lượn vào phần thân
Modern Serif
- Serif dài và mỏng
- Trục gần như thẳng đứng
- Tương phản mạnh và cả độ rộng của các chữ.
Latin Serif
- Mặt chữ có những chân hình tam giác, đôi khi là vuông
Slab Serif
- Chân hình khối chữ nhật
- Các nét gần như bằng nhau
- X-height lớn.
- Chân hình vòng cung
- Tương phản và độ rộng ngang nhau
Sans-serif
Trong tiếng Pháp, sans có nghĩa phủ định, do đó "sans-serif – không có chân”, trái ngược với kiểu font Serif.
Sans-Serif có phong cách hiện đại, sáng sủa và rõ ràng hơn so với font có chân. Do vậy, nó hiển thị trên các màn hình nhỏ như máy tính, điện thoại tốt hơn.
Grotesque
- Ít có sự tương phản giữa các nét
- Đường cong(aperture) lớn hoặc trung bình
- Thường có thiết kế hình học và có độ cong (bowl) lớn.
Neo-Grotesque
- Thanh lịch và khó nhận biết,
- Ít tương phản giữa các nét
- Độ cong (aperture) nhỏ
- Chiều cao x-height lớn.
- Ascender (phần của con chữ nằm ở trên đường mean line, nó có trong các bộ chữ như (h,l,k,…) cao hơn chiều cao của các chữ hoa.
Geometric Sans - Không chân dạng hình học
- Có dạng hình học đơn giản - tròn, vuông, tam giác
- Độ cong aperture lớn
- Không có sự tương phản giữa các nét.
Humanist Sans - Chữ không chân nhân văn
- Cấu trúc và tỉ lệ mang đặc tính của Old Style.
- Độ cong aperture lớn
- Có sự tương phản giữa các nét.
- Độ rộng của nét không đều
Glyphic
- Sự kết hợp giữa đặc điểm của Sans và Serif.
- Các nét kết thúc có chân thon nhỏ.
Bạn có thể đọc bài viết Serif vs Sans Serif để tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh hai typeface này nhé
Display
Được sử dụng để trang trí vì thiết kế đặc biệt và độc nhất của chúng. Những kiểu chữ này thường được sử dụng làm poster, tiêu đề phim, bìa sách,...
Chúng có các hình thức sau:
Black letter: Độ tương phản cao, hẹp, với các đường thẳng và đường cong góc cạnh
Script: Bản sao của phong cách viết thư pháp calligraphy (nhưng trang trọng hơn)
Handwriting: Bản sao chữ viết tay (ít trang trọng hơn)
Các thuật ngữ cơ bản trong Typography
Hierachy
Hệ thống phân cấp được sử dụng để điều hướng mắt người đọc đến những thông tin quan trọng nhất. Nói cách khác, nó cho người đọc thấy điểm bắt đầu và điểm tiếp theo họ cần đọc, bằng cách sử dụng các mức độ nhấn mạnh khác nhau.
Để tạo hệ thống phân cấp rất đơn giản: Bạn chỉ cần quyết định yếu tố mà bạn muốn người đọc chú ý trước tiên, sau đó làm chúng nổi bật lên. Các yếu tố quan trọng thường lớn, đậm hoặc khác biệt theo một cách nào đó.
Leading
Leading là khoảng cách giữa các dòng. Mục đích của leading là giúp cho văn bản của bạn càng dễ đọc càng tốt. Giãn dòng quá lớn hoặc quá nhỏ đều khiến người đọc cảm thấy khó chịu.
Tracking
Là độ giãn cách các chữ cái với nhau. Có nhiều chương trình cho phép bạn làm dày hoặc giãn rộng yếu tố này, phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Với một số thiết kế, việc tùy chỉnh kỹ thuật tracking sẽ đem lại những yếu tố hiệu quả về mặt nghệ thuật nhất định. Nó cũng có thể giúp bạn sửa các font chữ có giãn cách không tốt.
Kerning
Kerning là khoảng cách giữa hai chữ cái (hoặc các ký tự khác như: số, dấu câu,…) và quá trình điều chỉnh khoảng cách để giảm khoảng trống không phù hợp giữa các chữ cái hay tăng khoảng trống giữa các kí tự khó đọc.
Tạm kết,
Typography được xem là một trong những công cụ hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp của nhà thiết kế đến với người xem qua từng tác phẩm. Do đó, tầm quan trọng của typography hoàn toàn ngang bằng với yếu tốc màu sắc và hình khối trong thiết kế. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về typography. Nếu bạn yêu thích và quan tâm đến thiết kế, tham khảo khóa Thiết kế chuyên sâu tại ColorME nhé.