UI và UX khác nhau thế nào?

UI và UX khác nhau thế nào?

UI và UX khác nhau thế nào?

Bạn đã bao giờ nghe nhắc đến thuật ngữ UI, hay UX? Trong thời đại thiết kế sáng tạo và công nghệ đang “song kiếm hợp bích” này, những thuật ngữ như UI (Giao diện người dùng) hay UX (Trải nghiệm người dùng) dần trở nên phổ biến trong giới designers.

Sự phổ biến ấy đôi khi khiến chúng ta bối rối và nhầm lẫn nếu chúng không được đặt đúng chỗ. Do đó, bài viết hôm nay ColorME sẽ phân biệt giúp bạn 2 “từ mới" thông dụng quan trọng này nhé!

Từ điển ColorME cho biết

UI (Giao diện người dùng) - Một mảng chuyên biệt giải quyết và phát triển các phần của giao diện mà người dùng sử dụng để tương tác với website và app, bao gốm các nút hiển thị và thao tác (tính năng cử chỉ) như trượt sang phải/trái; lắc điện thoại …

UX (Trải nghiệm người dùng) - UX chuyên biệt nghiên cứu các hành vi và cảm nhận của người dùng, luôn nghiên cứu từ góc nhìn của người dùng.

Và hai từ nữa liên quan “nhẹ” tới UI/UX bạn cần biết: 

Web Development - Là “anh chàng” phụ trách công nghệ cho việc xây dựng một website, chi tiết hơn là bộ phận phụ trách mảng code cho một website, được phân loại ra gồm: front-end và back-end (sẽ được giải thích phía dưới nhé!)

Web Design - “Trùm” của UI/UX là đây! Web design là bộ phận liên quan tới thiết kế về hình ảnh web và gồm cả thiết kế UI/UX và các thiết kế khác trên website.

Các khái niệm trên đều quan trọng trong xây dựng một website và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Web design và web development gắn kết chặt chẽ, thiết kế UI thì ảnh hưởng tới UX, và web development là bộ phận hỗ trợ cho các bộ phận còn lại.

Đi vào thực tế:

Để hiểu một cách trực quan hơn về các khái niệm và có thể lựa chọn “địa đạo” bạn yêu thích để dấn thân; UI, UX hay Web development? Vậy mình sẽ đưa ra một case với vấn đề của website để bạn xem mỗi bộ phận sẽ giải quyết theo vai trò riêng như thế nào nhé:

Thử tưởng tượng một ngày, website của bạn mất quá lâu để tải được một trang mới đi (điều thường gặp nhỉ?!). Vậy UI/UX/Web development cần làm gì? 

  • Web design - Nếu trang của bạn load chậm do các chứa nhiều nội dung hoặc nội dung phức tạp. Vậy có thể do các file ảnh thiết kế bị quá tải, vậy bộ phận web design cần điều chỉnh và xuất lại file ảnh. Như vậy, các trang sẽ “gọn gàng” và thời gian loading được rút ngắn.

  • Web development - Khá tương đồng với Web design, chúng ta có thể giảm kích thước tệp nội dung, CSS sprites để tiết kiệm băng thông hoặc mạng phân phối nội dung để cải thiện thời gian tải ở các khu vực địa lý cụ thể.

  • UI - Các thao tác cần càng nhanh càng tốt, vì vậy giao diện cần đơn giản để các thao tác người dùng được tương tác kịp thời.

  • UX - Khả năng người dùng sẽ “thoát” (rời khỏi trang web của bạn sau vài phút) tăng theo từng giây tải, vì vậy UX đưa ra ý kiến nên ưu tiên giảm thời gian tải trên trang chủ và trang đích trước khi giải quyết vấn đề trên toàn trang web.

Phân biệt từ thực tế

UI - User Interface

Nói một cách đơn giản, UI là việc thiết kế giao diện sao cho việc truy cập của bạn dễ dàng, nhanh, gọn. 

Đó là nguyên tắc trong hầu hết các mảng ở thiết kế website, và điều phổ biến nhất trong UI bạn nên note lại: Với giao diện thực sự trực quan, người dùng có thể sử dụng dễ dàng hơn mà không phải băn khoăn về nó.

Việc nên làm trong thiết kế UI là bạn cần tìm tìm kiếm những nút trỏ cần thiết hay những chi tiết làm bạn bị mất tập trung vào trải nghiệm chung của website để “xử lí”.

Và mục tiêu của UI không chỉ cung cấp những chi tiết giao diện mà người dùng cần mà còn phải dễ hiểu để người dùng nhận biết nhanh chóng. 

Một mối quan tâm khác là quản lý không gian. Các UI Designers phải tìm ra cách hài hoà giữa việc cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn và tiết kiệm không gian màn hình. Đó là nhiệm vụ của UI Designers để quyết định các yếu tố nào cần phải có mặt mọi lúc và không đáng kể để ẩn hoặc bỏ qua hoàn toàn trên giao diện.

UX - User Experience

UX giống như lĩnh vực thiết kế web “chiều theo” quan điểm của người dùng. Cách bố cục trang web ảnh hưởng đến người dùng như thế nào? Giao diện người dùng ảnh hưởng như thế nào đến người dùng? Khi bạn “lên level”, UX sẽ trở nên chiến lược hơn, như là “làm thế nào để chúng tôi thiết kế một trang để làm cho người dùng muốn đăng ký ?”

Như bạn có thể tưởng tượng, thiết kế UX cũng kết hợp nhiều lĩnh vực khác trong thiết kế web. Rất nhiều người nói về "UI và UX" như đối thủ của nhau, nhưng sự thật là “hai người này” cùng làm việc thay vì đối lập. Trên thực tế, có khá nhiều sự trùng lặp về vai trò khi mà tất cả các kiểu web designers có thể làm tốt hơn từ việc biết một chút về UX. Do đó mà UX cần thiết trở thành một mảng riêng biệt, và khi trong công ty có một chuyên gia UX sẽ đỡ được khá nhiều “áp lực” từ các bộ phận còn lại.


Đừng nghĩ rằng UX không cần thiết nhé! Thực tế có mối tương quan trực tiếp giữa thiết kế UX và các mục tiêu kinh doanh như bán hàng hoặc chuyển đổi. Xem xét nhiều quyết định của con người xuất phát từ cảm xúc và hành vi có thể tối ưu hóa thiết kế của một trang web và khuyến khích một số hành vi nhất định, tạo ra bầu không khí thuận lợi hơn cho những hành vi được thực hiện.

Với lý do đó, các nhà thiết kế UX cũng có rất nhiều nguyên tắc thiết kế đồ họa riêng: thu hút sự chú ý với kích thước, thu hút cảm xúc phù hợp với màu sắc, tạo luồng hình ảnh có thể dự đoán trên màn hình và đặt CTA (Call to action) vào đúng vị trí. Tuy nhiên, không giống như thiết kế đồ họa truyền thống, các chuyên gia UX còn cần quan tâm tới vấn đề tương tác với người dùng và thời gian.

UI - UX: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Giờ thì chắc bạn không còn bối rối giữa web design và web development rồi nhỉ ?! Và cũng biết sự khác nhau giữa UX và UI rồi. Vậy một câu hỏi khác hiện ra: “UI hay UX sẽ nên được ưu tiên hơn”.

Câu trả lời là: điều đó tuỳ thuộc vào mục tiêu và thế mạnh, hay sự yêu thích của bạn. Dưới đây sẽ là một số vấn đề mà UI và UX giải quyết để bạn hiểu rõ hơn và có lựa chọn đúng đắn:

UI:

Điều hướng kém
Thiếu tùy chọn tùy chỉnh
Thiếu các tùy chọn chia sẻ xã hội
Những phàn nàn như "làm thế nào để tôi làm điều này" hoặc "nơi tôi có thể tìm thấy điều đó"

UX:

Tỉ lệ chuyển đổi kém (nhiều lưu lượng truy cập nhưng ít chuyển đổi)
Tỉ lệ thoát cao (khách truy cập rời đi sau vài giây)
Thời gian xem video và blog của người dùng còn ít

Các lượt truy cập bị phân mảnh, tức là người dùng rời đi ngay sau khi xem một trang thay vì ở lại và khám phá thêm


LỜI KẾT:

Ngành marketing nói chung và thiết kế nói riêng đang dần chuyển qua chú trọng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Do đó, triển vọng nghề nghiệp với UI hay UX trong các ngành, công ty lấy khách hàng làm trung tâm để phát triển sẽ ngày càng lớn. ColorME hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 khái niệm này và có lựa chọn theo đuổi đúng đắn.

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician