3 yêu cầu “khó nghe” từ khách hàng mà Designers nên ngừng than vãn

Nếu bạn là một designer hoặc làm việc trong bất kỳ loại lĩnh vực sáng tạo nào, chắc chắn bạn đã xem qua hàng chục (hoặc hàng trăm?) bài bài đăng và meme trên mạng xã hội có tiêu đề dạng "những thứ khiến các designers phát điên". Bên cạnh tính giải trí, chúng cũng làm nổi bật nhiều khó khăn, bực bội mà người làm sáng tạo phải giải quyết.Tuy nhiên, những lời phàn nàn designer thường nghe không hẳn là dấu hiệu của một khách hàng “dở hơi”, chúng là cơ hội để designer có thể đem lại dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Dưới đây là 3 câu nói phổ biến mà các designer thường gặp và cách để nghĩ khác về chúng.

Nếu bạn là một designer hoặc làm việc trong bất kỳ loại lĩnh vực sáng tạo nào, chắc chắn bạn đã xem qua hàng chục (hoặc hàng trăm?) bài bài đăng và meme trên mạng xã hội có tiêu đề dạng "những thứ khiến các designers phát điên". Bên cạnh tính giải trí, chúng cũng làm nổi bật nhiều khó khăn, bực bội mà người làm sáng tạo phải giải quyết.Tuy nhiên, những lời phàn nàn designer thường nghe không hẳn là dấu hiệu của một khách hàng “dở hơi”, chúng là cơ hội để designer có thể đem lại dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Dưới đây là 3 câu nói phổ biến mà các designer thường gặp và cách để nghĩ khác về chúng.

1. “Cho logo to hơn được không?”

Câu nói này phổ biến đến mức còn có hẳn một bài hát đầy ám ảnh về nó. Thật khó để không nghĩ rằng khách hàng đúng là đồ ngốc chả biết gì.


Quan điểm của client:

Họ đã bỏ tiền ra và có lẽ là rất kỳ vọng vào chiếc logo. Họ cạnh tranh trên thị trường và phải làm việc để kiếm được khách hàng cho mình, vì vật mà họ muốn đảm bảo rằng thương hiệu của họ không bị bỏ qua, họ muốn đảm bảo rằng logo được sử dụng tốt.


Thay vì phàn nàn, hãy nhớ rằng...

Khách hàng của bạn phần lớn là những người không học chuyên về thiết kế. Nếu họ đưa ra yêu cầu tăng kích thước logo, điều đó có thể là họ muốn logo được nhấn mạnh và nổi bật hơn. Những người không phải là designer có xu hướng tự nhiên là chọn cách phóng to để nhấn mạnh điều gì đó.


Nếu khách hàng vẫn khăng khăng muốn logo lớn hơn, bạn cũng có thể cố gắng giải thích một-cách-chuyên-nghiệp rằng thường thì một logo nhỏ hơn, không quá sặc sỡ hay nổi bật thực sự có thể khiến thương hiệu trở nên tinh vi, tinh tế hơn. Hãy thử cho họ xem ví dụ về cách các thương hiệu khác sử dụng logo với size vừa phải để minh họa cho quan điểm của bạn.


2. “Thêm gì đó vào khoảng trống này được không?”

Thông thường, khách hàng hay yêu cầu thêm thắt vào một thiết kế mà chúng ta đã sắp xếp bố cục 1 cách hoàn chỉnh.


Quan điểm của client:

Tương tự như đã giải thích bên trên, họ đang đầu tư một số tiền đáng kể vào việc thuê bạn, vì vậy mà hoàn toàn hiểu được rằng họ có thể cảm thấy việc ‘lấp đầy không gian’ càng nhiều càng tốt sẽ đảm bảo họ đang sử dụng tiền triệt để.


Thay vì phàn nàn, hãy nhớ rằng...

Bạn không nhất thiết phải hiểu cách thợ cơ khí sửa xe của bạn. Trong tình huống đó, bạn là khách hàng, vì vậy người khác có thể giúp bạn hiểu những điều cần thiết.


Giống như vậy, bạn không thể mong đợi khách hàng có cùng đánh giá về thiết kế tốt như bạn, và bạn chắc chắn không thể mong đợi họ hiểu được sắc thái hay công dụng của không gian âm (negative space). Việc của bạn là cho họ thấy thiết kế quá dày sẽ làm loãng thông điệp và làm giảm hiệu quả.


3. Chỉ dẫn mơ hồ như “Làm nó đẹp hơn/hay hơn”

Những câu nói kiểu này là họ hàng gần của “Cho logo to hơn”. Khách hàng không biết rõ cách trình bày bằng thuật ngữ thiết kế, có điều gì đó mà họ cảm thấy không đúng lắm và họ chỉ đơn giản là đang cố gắng giao tiếp với bạn bằng những gì quen thuộc với họ.


Quan điểm của client:

Khi mang xe đến cửa hàng sửa xe, chúng ta thường chỉ biết cho thợ nghe tiếng xe côn, rít và nổ phát ra từ động cơ. Chúng ta làm thế bởi chúng ta thiếu chuyên môn để giải thích nó một cách chính xác, vì vậy chúng ta phải cố gắng trao đổi với người có kinh nghiệm, họ sẽ phân biệt những điều lan man không mạch lạc của chúng ta thành chẩn đoán vấn đề.

Đây chính xác là những gì client đang cố gắng thực hiện. 


Thay vì phàn nàn, hãy nhớ rằng...

Công việc của bạn là đọc hiểu những gì họ đang nói. Dưới đây là một ví dụ về cách bạn có thể tiếp thu những gì khách hàng nói và diễn giải nó theo cách hữu ích hơn.


  • - Khách hàng: "Làm tiêu đề nổi bật hơn đi"

  • - Diễn giải: "Ít nhấn mạnh hơn vào các yếu tố khác và nhấn mạnh hơn vào dòng tiêu đề, để thông điệp chính hoàn toàn rõ ràng và không bị bỏ sót"


Hãy thử nói "Tôi nắm được rồi, có phải ý bạn muốn nói là ...". Thường thì khách hàng sẽ trả lời là "Đúng rồi, chính xác!" Điều này không chỉ giúp trấn an họ rằng phản hồi của họ là hợp lý mà còn giúp xây dựng mối quan hệ designer-client tuyệt vời.


TẠM KẾT,

Thay vì phàn nàn, chúng ta cần tận dụng cơ hội để giúp khách hàng hiểu công việc của chúng ta và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với họ.

Nếu bạn có thể kết hợp mọi thứ lại với nhau, bạn sẽ cho họ thấy được cách mà 1 chuyên-gia sử dụng khoảng trắng để nhấn mạnh logo của họ và làm cho toàn bộ thiết kế trở nên "đẹp hơn”.


Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Hãy theo dõi blog của ColorME để đọc thêm những thông tin mới và thú vị về thiết kế nhé!


Nguồn tham khảo: Renouncreative

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician