6 xu hướng thiết kế cho nửa cuối năm 2022

Năm 2022 đã đi qua được một nửa chặng đường và chúng ta cũng đã được chứng kiến rất nhiều xu hướng thiết kế mới nổi lên. Có những xu hướng đã tạo nên một làn sóng ủng hộ lớn trong ngành design và cũng có những xu hướng vẫn đang trong giai đoạn được dân tình bước đầu đón nhận. Ngày hôm nay, hãy cùng colorME khám phá 6 xu hướng thiết kế cho nửa cuối năm 2022 nhé.

Năm 2022 đã đi qua được một nửa chặng đường và chúng ta cũng đã được chứng kiến rất nhiều xu hướng thiết kế mới nổi lên. Có những xu hướng đã tạo nên một làn sóng ủng hộ lớn trong ngành design và cũng có những xu hướng vẫn đang trong giai đoạn được dân tình bước đầu đón nhận. Ngày hôm nay, hãy cùng colorME khám phá 6 xu hướng thiết kế cho nửa cuối năm 2022 nhé.

1. Xu hướng thiết kế #1: Glassmorphism

Bước vào năm 2022, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần thấy được những thiết kế có các họa tiết tựa như những tấm kính hoặc tấm thủy tinh mờ mờ, lơ lửng phải không? Đó chính là Glassmorphism - một trong những xu hướng thiết kế hot nhất năm 2022 đó. Dựa vào các đặc tính của những lớp kính/thủy tinh với độ trong suốt và các đường viền mỏng, nhẹ, hiệu ứng Glassmorphism luôn mang đến cho sản phẩm một nét hiện đại, tinh tế, và vô cùng trẻ trung.


Glassmorphism là một xu hướng thiết kế cực hot trong năm 2022

Khi áp dụng xu hướng thiết kế Glassmorphism, bạn cần phải chú ý đến màu sắc và kích thước của font chữ sao cho chúng không bị loãng vào nền. Sự phân cấp thông tin cũng là một điều cần lưu tâm nếu bạn muốn tận dụng hiệu ứng này vào thiết kế của mình với tần suất cao. Bởi khi có quá nhiều lớp kính thì người xem sẽ khó thấy được sự trực quan và không biết được đâu mới là thông tin quan trọng.

Bên cạnh đó, khi áp dụng xu hướng thiết kế này vào sản phẩm của mình, một mẹo nho nhỏ dành cho các bạn đó là hãy sử dụng thêm những gam màu sáng hoặc gradient để làm nổi bật hơn độ mờ đục của hiệu ứng.

2. Xu hướng thiết kế #2: Phản thiết kế/Anti-design

Từ nửa cuối thế kỷ 20 tại nước Ý xa xôi, xuất hiện một kiến trúc sư/nhà thiết kế mang tên Ettore Sottsass với những món đồ nội thất, trang sức, kính, đèn chiếu sáng, thiết bị văn phòng có hình thức khá kỳ quặc và sặc sỡ. Công ty thiết kế của ông - Memphis - đã tạo nên một làn sóng mới trong ngành thiết kế nói chung với những sản phẩm thiết kế nói trên - điều được biết đến với cái tên Anti-design hay còn được gọi là “Phản thiết kế”.


Xu hướng thiết kế Anti-design trở nên nở rộ tại Ý từ năm 1966

Cùng với ông, có rất nhiều những tên tuổi khác đã tô đậm thêm sự ấn tượng cho xu hướng thiết kế này như Gianfranco Frattini, Livio Castiglioni, Enzo Mari, hay Piero Gilardi. Và khi nhắc đến Anti-design, người ta luôn nhớ tới một phong cách độc đáo, thậm chí là kỳ quặc, không theo một khuôn mẫu nào. Sự đa dạng về kích thước, phong phú về màu sắc cùng những họa tiết có phần phá cách được cho là những “hạt nhân” tạo nên xu hướng thiết kế này.

Một trong những điều đặc trưng nữa của xu hướng thiết kế Anti-design chính là tính thay đổi theo thời gian. Một khi xu hướng xã hội có sự chuyển biến thì phong cách này cũng được làm mới rất nhanh bởi tính “tạm thời vốn có”.

Để áp dụng xu hướng thiết kế này vào những sản phẩm của mình, bạn có thể note lại những đặc điểm như: Palette màu đa dạng và không theo quy chuẩn, phần text không đề cao việc căn chỉnh dòng và font, hay typeface “dị” và tạo cảm giác khó đọc cho người xem.

3. Xu hướng thiết kế #3: Chủ nghĩa tối đa/Maximalism

Đi ngược lại với châm ngôn “Less is more” của Chủ nghĩa tối giản (Minimalism), xu hướng thiết kế Maximalism để cao tính chất phức tạp với khẩu hiệu “More is more”. Thoạt nhìn qua thì người xem có thể sẽ có cảm nhận rằng xu hướng thiết kế này đi theo cách cho càng nhiều thứ vào càng tốt, tuy nhiên, để có thể làm được như vậy một cách hiệu quả thì chưa bao giờ là một điều dễ dàng.


Xu hướng thiết kế Maximalism đi theo châm ngôn “More is more” khi đề cao tính phức tạp trong sản phẩm của mình

Một trong những đặc điểm dễ thấy nhất của xu hướng này chính là việc sử dụng màu sắc một cách táo bạo. Đặc biệt, với những sản phẩm được áp dụng xu hướng thiết kế Maximalism thì phần typeface luôn là một yếu tố được đầu tư rất nhiều. Bởi lẽ rất ít những sản phẩm theo style này sử dụng typeface nguyên bản, và thường thì designer sẽ thiết kế lại chính typeface sẵn có thông qua việc thêm thắt các họa tiết lên phần chữ của mình. Các con chữ nhiều khi cũng sẽ được khuếch đại, bóp méo, cắt xén để dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem.

4. Xu hướng thiết kế #4: Phong cách những năm 90

Thập niên 90 chứng kiến rất nhiều sự bứt phá và thay đổi trong xã hội - điều đã truyền cảm hứng rất nhiều tới lĩnh vực thiết kế nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng. Và đến nay, làn gió của những ngày tháng đó lại ùa về vào những thiết kế với sự bụi bặm, góc cạnh và cá tính.


Xu hướng thiết kế lấy cảm hứng từ những năm 90 đã được hồi sinh trong thời gian gần đây

Nói về nguồn gốc của sự gai góc pha chút nghịch ngợm trong xu hướng thiết kế này, ta không thể không kể tới những ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng trong giai đoạn trên - những con người đã truyền một nguồn cảm hứng cực lớn như: Nirvana hay Britney Spears. Để rồi từ cái chất rất “đời” của họ, những chi tiết mang tính biểu tượng cho xu hướng thiết kế này đã đi vào sách giáo khoa như: hiệu ứng dust, nền bụi bẩn, những nét rách ở mép, các nét vẽ tay nguệch ngoạc cùng những typeface đầy mạnh mẽ.

5. Xu hướng thiết kế #5: Kết hợp yếu tố 2D và 3D

Nếu để nói rằng xu hướng thiết kế này là một phong trào mới nổi lên thì hoàn toàn không đúng, nhưng nếu nói nó đã hết giá trị và tính hiệu quả thì lại quá sai. Từ khi các công cụ hỗ trợ thiết kế 3D trở nên phổ biến hơn, giúp cho nhiều người tiếp cận được hơn thì xu hướng thiết kế này đã trở thành style “quốc dân” cho khá nhiều sản phẩm. 


Xu hướng thiết kế kết hợp yếu tố 2D và 3D đã tạo nên được những thành công nhất định trong thời gian gần đây

Lý do chủ yếu tạo nên thành công cho xu hướng thiết kế này chính là chiều sâu và tính trực quan về tổng thể. Việc các nhân vật và đồ vật được thiết kế 3D không chỉ tạo được cảm giác gần gũi, dễ gây thiện cảm với người xem, mà còn tạo ra được sự phân cấp thông tin rõ ràng trong thiết kế. Rất có thể, xu hướng thiết kế kết hợp yếu tố 2D và 3D sẽ còn được sử dụng lâu dài bởi tính hiệu quả của chúng cũng như việc dân tình vẫn đang nhiệt tình đón nhận một cách nồng nhiệt.

6. Xu hướng thiết kế #6: Holography

Nét óng ánh tràn đầy sự huyền bí và bắt mắt chính là những gì mà các designer ưu ái dành cho xu hướng thiết kế này. Ở phong cách Holagraphy, ta thường bắt gặp những ánh xanh, hồng xen lẫn chút bạc và trắng, tạo ra một hiệu ứng như chúng đang phản xạ ánh sáng, từ đó giúp tác phẩm có thêm chiều sâu.


Nếu bạn cần tham khảo một xu hướng thiết kế mang lại cảm giác “tương lai” với các yếu tố công nghệ cao thì Holography chính là lựa chọn cho bạn đó.

Để có thể hình dung rõ hơn về xu hướng thiết kế này, bạn có thể tìm kiếm những cụm từ như: Holographic foil mock-up template, Holo Party Poster Design, hay Mu Fest Flyer Poster. Đây đều là những sản phẩm áp dụng rất tốt xu hướng thiết kế trên và chắc chắn sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về tính ứng dụng của Holography đấy.

Tóm lại

Trên đây là 6 xu hướng thiết kế đồ họa cho nửa cuối năm 2022. Hy vọng rằng với bài viết này, chúng mình đã có thể truyền cảm hứng tới bạn cho 6 tháng cuối năm nay. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về các xu hướng thiết kế cũng như là áp dụng những xu hướng trên vào sản phẩm của mình thì lớp Photoshop tại colorME chính là lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn đó. Hãy đăng ký ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ một trend thiết kế nào nhé.

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician