Animation là gì? Phân biệt animation và motion Graphics
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa “animation” và “motion graphics”, thậm chí còn có người cho rằng chúng là một. Vậy Animation là gì? Animation khác Motion graphics như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này và giải thích vì sao chúng lại dễ gây bối rối đến vậy, đặc biệt là đối với những ai không làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật đa phương tiện.
Vì sao Animation và Motion Graphics hay bị nhầm lẫn
Trước khi tìm hiểu sự khác biệt, chúng ta hãy xem 2 thuật ngữ này có điểm gì tương đồng khiến cho mọi người dễ nhầm lẫn nhé.
Animation (hoạt hình) và Motion Graphics (đồ họa động) đều là nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, đều sử dụng 12 nguyên tắc chuyển động để khiến hình ảnh trở nên chân thực và tự nhiên hơn.
Các phần mềm phổ biến thường được sử dụng khi làm chuyển động (cả animation lẫn motion graphics) có thể kể đến Autodesk Maya, Adobe After Effects.
Vậy chúng khác nhau như thế nào?
Điểm nổi bật nhất để phân biệt Animation và Motion Graphics là nhìn qua những câu chuyện mà chúng hướng tới.
Linh hồn của Animation là nhân vật và câu chuyện, qua hành động của nhân vật truyền tải 1 câu chuyện và ý nghĩa nhất định. Nó có thể là một đoạn hoạt hình ngắn, hay một bộ phim như của Disney hay Ghibli, hoặc thậm chí là trong game.
Motion Graphics thiên về hiệu ứng chuyển động nhiều hơn là nhân vật, không có nhân vật bạn vẫn kể được câu chuyện bằng yếu tố hình ảnh đồ hoạ. Bạn sẽ dễ dàng thấy Motion Graphics xuất hiện ở khắp nơi, ngay ở những chương trình TV mà bạn hay xem. Ví dụ như những Graphics chạy ra giới thiệu tên của biên tập viên thời sự, hoặc tên của các chương trình như The Voice, Ai là triệu phú luôn có những chuyển động lung linh đem lại sự hào hứng cho khán giả.
Ngày nay, Animation được hỗ trợ rất nhiều bởi công nghệ. Thay vì phải vẽ trên giấy thì bạn có thể vẽ trên máy tính bằng bảng vẽ.
Nếu bạn vẽ không giỏi thì sao? Xu hướng thiết kế tối giản đã trở thành một trong những lựa chọn của các 2D Animator xuất thân là Designer. Cùng xem qua 1 ví dụ cực đáng yêu nhé:
Để thực hiện những clip ngắn như thế này, bạn không cần phải vẽ đẹp, hay phải vẽ frame by frame như hoạt hình truyền thống, mà các phần mềm như After Effects có thể giúp bạn tạo ra chuyển động dễ dàng hơn.
Tương tự như sự khác biệt giữa Thiết kế đồ họa và Minh họa (graphic design và illustration)
Một cách khác để phân biệt 2 thuật ngữ này là liên kết so sánh với 2 thuật ngữ liên quan khác: thiết kế đồ họa và minh họa.
Graphic design giải thích một concept thông qua hình ảnh và các yếu tố đồ họa, Motion Graphics cũng làm như vậy, nhưng với chuyển động. Illustration có nhiệm vụ tạo ra một câu chuyện trực quan qua hình vẽ, còn Animation sẽ mang cho câu chuyện ấy sự sống (động).
Nếu bạn đang phân vân giữa lựa chọn người làm Animation hay Motion Graphics, hãy xác định rõ mục đích và thông tin cần truyền tải qua sản phẩm là gì. Ví dụ nếu bạn cần một bài thuyết trình trực quan hấp dẫn về những nỗ lực bán hàng của công ty trong năm qua thì Motion Graphics chính xác là những gì bạn đang tìm kiếm. Còn nếu bạn muốn một câu chuyện đầy cảm xúc về cách sản phẩm của công ty thay đổi cuộc sống của mọi người, thì Animation sẽ phù hợp hơn.
Thông thường thì người làm đồ họa chuyển động sẽ làm việc trực tiếp với người thiết kế đồ họa, hoặc chính họ thiết kế đồ họa. Tương tự, người làm hoạt hình cũng có thể vẽ minh họa, hoặc làm việc chặt chẽ với một người vẽ khác.
> Xem thêm: Hướng dẫn làm video animation cho người mới bắt đầu
Tạm kết
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về khái niệm cũng như ứng dụng của Animation và Motion Graphics. Nếu bạn đang là “lính mới” muốn học về chuyển động, khóa học After Effects của ColorME là sự khởi đầu được thiết kế riêng cho bạn. Hãy bắt đầu con đường chinh phục kĩ năng đầy thú vị này ngay thôi!