Bắt đầu trở thành Visual Effects (VFX) Artist chuyên nghiệp như thế nào?

Như các bạn đã biết, chúng ta có 2 cách để bắt đầu học về VFX. Một là đến một trường đào tạo, hai là bạn có thể tự học ở nhà.

Như các bạn đã biết, chúng ta có 2 cách để bắt đầu học về VFX. Một là đến một trường đào tạo, hai là bạn có thể tự học ở nhà.

Bạn có thể xem phần 1 tại: VFX là gì? Định hướng hành trình trở thành Visual Effects (VFX) Artist chuyên nghiệp 

1. Làm thế nào để bắt đầu học về Visual Effects (VFX)

Như các bạn đã biết, chúng ta có 2 cách để bắt đầu học về VFX. Một là đến một trường đào tạo, hai là bạn có thể tự học ở nhà. Khá là dễ dàng để bạn có thể thấy hai cách học này, nhưng vấn đề là nên chọn bên nào để tham gia học. 

Theo mình, việc chọn này phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Một vài người có thể dễ dàng tự học một mình và họ không cần phải đến trường để giáo viên giúp đỡ. Một số khác lại cần một môi trường với đầy đủ giáo viên, bạn bè, tư liệu mới có thể học tập và phát triển được. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.



a. Tự học hay đến trường – Cái nào hữu dụng hơn?

Như mình đã nói ở bên trên, cách học nào cũng có ưu nhược điểm của nó. Vấn đề là bạn nên chọn cách để phù hợp nhất với mình. Dưới đây là một vài ưu nhược điểm mình rút ra được trong qua trình học tập:

    Tự học :

  • o          Có khả năng tự do học điều mình muốn.
  • o          Rẻ hơn nhiều so với học trên trường.
  • o          Không lãng phí thời gian vào những kỹ năng mà mình không quan tâm.
  • o          Thường dễ bị mất phương hướng.
  • o          Nếu không chắc chắn mình muốn theo con đường nào, dễ bị thích tất cả mọi thứ.

    Học tại trường

  • o          Truy cập với khối lượng thông tin và phần mềm vô hạn nếu bạn đi du học nước ngoài.
  • o          Được hướng dẫn bởi chuyên gia đầu ngành.
  • o          Tăng các mối quan hệ trong công việc.
  • o          Tăng động lực bởi xung quanh hầu như là giáo viên và những học viên như bạn.
  • o          Chưa có trường đào tạo bài bản tại Việt Nam
  • o          Các trường tại Việt Nam chủ yếu dạy công cụ. Điều mà không cần quá nhiều thời gian để học. 


b. Các câu hỏi thông thường trước khi bạn chính thức quyết định học

Khi mà bạn đang trong quá trình tìm kiếm nơi để học, bạn có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các quảng cáo vô cùng bắt mắt. Nhưng đây cũng là lúc bạn nên tỉnh táo để đưa ra các quyết định phù hợp với số tiền cũng như đam mê của bản thân. 

Q:        Bao nhiêu phần trăm giáo viên ở trường của bạn đang hoạt động trong ngành VFX tại thời điểm hiện tại?

Hãy cẩn thận với các trường mà có ít giáo viên đang làm việc trong ngành. Có thể họ sẽ không cho bạn một cái nhìn thực tế về ngành mà bạn đang muốn học.

Q:        Bao nhiêu học viên tốt nghiệp năm ngoái đã kiếm được việc trong ngành VFX?

Câu này giúp bạn hiểu về việc nếu tốt nghiệp tại trường xong. Thực tế sẽ mất khoảng bao lâu để bắt đầu chính thức làm việc trong ngành VFX.

Q:        phần mềm Visual Effects (VFX) nào được dạy ở đây?

Câu này giúp bạn hiểu về phần mềm áp dụng của khóa học. Có một số phần mềm chỉ dùng cho các Studio lớn (bởi vì nó quá đắt) hoặc có số phần mềm thông dụng tại đất nước mà bạn muốn làm việc (Ví dụ Adobe After Effects tại Việt Nam). 

Q:        Công việc nào được tuyển chính sau khi hoàn thành khóa học?

Bạn nên trả lời càng chi tiết càng tốt. Có phải tất cả học sinh học xong sẽ đi làm ở vị trí Compositing Artist. Hay họ chỉ làm tạp vụ. Câu này giúp bạn xác định chính xác giá trị của khóa học và mục tiêu của bạn sau khi kết thúc khóa học.

Q:        Studio nào có liên kết chặt chẽ với trường bạn muốn theo học?

Những trường có chất lượng tốt thường có mối quan hệ tốt với các Studio lớn trong và ngoài nước. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội tham gia các sự kiện, các buổi tuyển dụng, các cơ hội thực tập tại các Studio lớn. 


2. Các trang Web học Online về VFX


a) CG Spectrum Online College of Digiatal Arts And Animation

Họ cung cấp một lượng lớn các khóa học online về phim và game. Còn cách nào nhanh hơn là học từ những người đã và đang làm trong ngành phim và game nữa.


b) Pluralsight

Pluralsight cung cấp các khóa học theo một trình tự cụ thể giúp bạn nhanh chóng hoàn thành và phát triển công cụ một cách hoàn chỉnh nhất.


c) Gnomon Workshop

Từ năm 1997, Gnomon đã đào tạo ra rất nhiều các nghệ sĩ tài giỏi trên khắp thế giới. 


d) CG Mastery

CGMA được thiết kế dành cho tất cả mọi người từ những người theo 2D cho đến 3D. Các khóa học thường được Update cả công cụ lẫn kiến thức rất thường xuyên. 


e) Yiihuu

Đây là website tổng hợp các khóa học về phim, game, graphic design, … của người Trung Quốc. Ưu điểm của họ là các khóa học rất chi tiết, tốc độ trả lời câu hỏi của học viên online nhanh (thường sau 1h). Một số Video có sub tiếng Anh. Khóa học thực tế với rất nhiều góc độ khác nhau. Nhược điểm duy nhất là họ nói bằng tiếng Trung và không phải khóa nào cũng có Sub Tiếng Anh.


f) Fxphd

Fxphd cung cấp các khóa học chuyên sâu về nhiều công cụ cũng như kiến thức nền tảng trong ngành làm phim và VFX chuyên nghiệp.



3. Top 3 phần mềm làm VFX thông dụng nhất hiện nay


a. Adobe After Effects

Đứng đầu bảng xếp hạng là Adobe After Effects. Đây là phần mềm làm VFX thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay. Vì nó khá thân thuộc với người dùng nếu họ đã qua sử dụng các phần mềm khác của Adobe như Photoshop hay Premiere. Nhược điểm của phần mềm này là sử dụng hệ thống “Layer Base”. Điều này làm cho việc quản lý file, chính sửa trở nên vô cùng bất tiện.


b. Nuke – The Foundry

Đây là phần mềm được sử dụng nhiều nhất tại các Studio lớn trên thế giới. Họ chủ yếu dùng Nuke vì Nuke sử dụng hệ thống Node Base. Dễ dàng và tiện lợi. Phù hợp với một nền công nghiệp lớn với hàng tram nhân viên. Nhược điểm duy nhất của phần mềm này là nó rất đắt. Một bản Nuke X có giá khoảng 9000$ tức là khoảng 200 triệu Việt Nam Đồng.

c. Houdini Side FX

Đây là phần mềm chủ yếu dùng trong hoạt động làm FX Simulation tạo khói lửa …


Bạn có thể xem bài viết: “Nên sử dụng phần mềm nào để học VFX” để hiểu rõ hơn nhé

Lời Kết

Trên đây là một vài phần mềm cơ bản và thiết yếu. Bạn có thể chọn một trong số đó và phát triển sự nghiệp của mình thôi.

Follow mình tại Blog cá nhân Hieubui VFX để nhận những bài viết thú vị và đầy đủ nhất nhé

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician