Top 5 sai lầm trong thiết kế mà “newbie" dễ mắc phải
Khi mới dấn thân vào con đường designer, chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi những lỗi rất cơ bản. Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất trong thiết kế, các “mầm non sáng tạo” cùng check ngay để rút kinh nghiệm nha!
1. Bóp méo hình, chữ
Khi mới làm quen với phần mềm thiết kế, cụ thể là transform ảnh, mọi người thu phóng ảnh nhưng thường không hay để ý là ảnh đó đang bị méo. Lỗi này rất phổ biến, và là một trong số các lỗi tối kỵ trong thiết kế.
Giải pháp:
Luôn nhấn giữ phím Shift trong khi kéo các góc của ảnh hay chữ khi thiết kế.
2. Phân cấp nội dung không rõ ràng
Khi bạn không phân cấp thông tin trong thiết kế, người xem không biết được đâu là nội dung chính, những vấn đề quan trọng cần chú ý. Một thiết kế trực quan sẽ giúp cho bạn dễ dàng truyền đạt thông tin hơn, cũng như giúp người đọc tiếp nhận, ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn.
Giải pháp:
Sử dụng đa dạng kích thước, màu sắc, layout để phân cấp các thông tin như headline, body text…giúp người đọc dễ dàng biết được thông tin nào là quan trọng.
3. Phối màu thiếu sự khoa học
Lỗi thường thấy nhất ở các “tân binh” trong lĩnh vực thiết kế đó là sử dụng quá nhiều màu sắc và độ tương phản màu sắc chưa phù hợp. Điều đó khiến sản phẩm của bạn trở nên lộn xộn, bừa bộn và thiếu trang trọng, dẫn đến cho người xem cảm giác khó chịu.
Giải pháp:
Để hiệu quả sản phẩm đạt mức tối đa, bạn chỉ nên sử dụng từ 2-3 màu sắc. Thêm vào đó một màu trung gian để cân bằng và nhận diện khung màu. Màu sắc nên có đủ độ tương phản cao để tạo nên sự khác biệt và kết nối cảm xúc với thông điệp được truyền tải.
4. Sử dụng quá nhiều hiệu ứng
Một thiết kế với quá nhiều hiệu ứng chồng chất sẽ tạo thành một mớ hỗn độn không hơn không kém đấy. Hãy để dành những effect mà bạn tâm đắc nhất cho những nội dung phù hợp, bởi chỉ khi ấy người xem sẽ chú ý tới những gì là trọng tâm của sản phẩm.
Giải pháp:
Chỉ sử dụng một đến hai hiệu ứng hình ảnh liên quan đến nội dung thiết kế.
5. Bỏ quên không gian trắng (white space)
Đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào một không gian, kết quả cho ra là một thiết kế hỗn độn với quá nhiều chi tiết.
Giải pháp:
Hãy cho mọi yếu tố của mình có một không gian nhất định, tuy nhiên vẫn phải giữ chúng có một độ liên kết nhất định, cho chúng một không gian không có nghĩa là khiến chúng rời rạc nhau.
TẠM KẾT:
Trên đây là những sai lầm phổ biến nhất của một designer mới “chập chững" bước vào nghề. Nếu bạn không muốn mãi là “tấm chiếu mới” với những sai lầm tương tự, đừng ngần ngại tham gia khóa học thiết kế đồ họa dành cho người mới bắt đầu tại colorME nhé. Đảm bảo bạn sẽ có được một tư duy thiết kế vượt trội hơn đấy.