4 lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế backdrop

Backdrop chỉ là một yếu tố trong sự kiện nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó thường là phần nổi bật nhất và là ấn tượng đầu tiên của công chúng về thương hiệu. Vậy cần lưu ý những gì để thiết kế một tấm backdrop thật chuyên nghiệp? Hãy cùng ColorME tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Backdrop chỉ là một yếu tố trong sự kiện nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó thường là phần nổi bật nhất và là ấn tượng đầu tiên của công chúng về thương hiệu. Vậy cần lưu ý những gì để thiết kế một tấm backdrop thật chuyên nghiệp? Hãy cùng ColorME tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Backdrop chỉ là một yếu tố trong sự kiện nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó thường là phần nổi bật nhất và là ấn tượng đầu tiên của công chúng về thương hiệu. Vậy cần lưu ý những gì để thiết kế một tấm backdrop thật chuyên nghiệp? Hãy cùng ColorME tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nếu bạn có ý định đọc bài viết này nhưng vẫn còn mơ hồ về khái niệm Backdrop, chúng xuất hiện ở đâu hay có đặc điểm nổi bật nào; trước hết hãy đọc qua bài viết Backdrop là gì? Những đặc trưng cơ bản của backdrop để hiểu rõ hơn nhé.


1. Tối giản nội dung trên backdrop

Backdrop của bạn nên chứa càng ít chữ càng tốt, bởi người tham dự không thể dừng lại và đọc hết từng câu chữ trên đó được. Mục đích chính của backdrop là truyền tải thông điệp một cách trực quan, sinh động, không phải liệt kê từng phần trong chương trình của bạn. Một backdrop chuẩn chỉnh sẽ chỉ bao gồm tên chương trình, 1-2 dòng mô tả ngắn gọn đi kèm logo của các bên liên quan, hãy ghi nhớ điều này bạn nhé.

Bằng việc tối giản tới mức tối đa các chi tiết trên backdrop, thiết kế này đã hướng sự chú ý của người xem tới nội dung quan trọng nhất là chủ đề của sự kiện


2. Backdrop cần có một điểm nhấn thật bắt mắt:

Chính việc tối giản chữ sẽ giúp bạn có thêm không gian để sáng tạo với màu sắc, bố cục hay những yếu tố hình ảnh khác trên backdrop để tăng tính thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để backdrop của bạn trở nên nổi bật hơn? 

Hãy nghiên cứu thật kĩ về nội dung, tính chất của sự kiện, ban tổ chức và địa điểm tổ chức. Bạn có thể tự do sáng tạo nhưng điều quan trọng là phải duy trì sự nhất quán với hình ảnh của ban tổ chức & nội dung sự kiện. Đồng thời, nghiên cứu kĩ địa điểm tổ chức sẽ giúp bạn lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với các yếu tố ngoại cảnh như vị trí đặt backdrop, ánh sáng,...đó.

Bí quyết để backdrop này gây ấn tượng mạnh với người xem chính là tối giản hóa mọi thành phần khác và tập trung vào một điểm nhấn chính là màu sắc.


3. Chọn font chữ và kích thước phù hợp cho backdrop:

Backdrop được đặt ở khoảng cách khá xa so với người nhìn, vậy nên bạn cần đảm bảo họ sẽ đọc được mọi nội dung trên đó. Khi thiết kế backdrop, hãy sử dụng những font chữ không có chân, kích thước lớn và in đậm nhé. Tránh sử dụng những font chữ mảnh hay có chi tiết rườm rà bởi chúng sẽ khiến dòng chữ của bạn khó đọc hơn nhiều đó. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng hình ảnh làm nền cho backdrop, hãy giảm độ đậm/nhạt, sáng/tối (opacity) hoặc làm mờ hình ảnh để phần chữ được nổi bật hơn nhé.

Nếu bạn chưa biết kết hợp font sao cho hợp lý, hãy tham khảo 8 gợi ý khi kết hợp font chữ của ColorME nhé!

Sử dụng font chữ đậm, kích thước lớn và màu sắc có độ tương phản cao như backdrop này sẽ giúp thiết kế của bạn vẫn có thể nhìn rõ dù ở khoảng cách xa đó.


4. Backdrop nên truyền tải cảm xúc đến người xem

Việc lựa chọn font chữ, màu sắc hay các yếu tố hình ảnh cho backdrop không chỉ ảnh hưởng đến mức độ dễ đọc mà còn có vai trò quyết định về cảm xúc của người tham dự đó. Nội dung sự kiện của bạn là gì? Bạn muốn họ cảm thấy như thế nào khi tham dự sự kiện? Bạn muốn họ có ấn tượng như thế nào về sự kiện? Tất cả những điều này nếu được thể hiện một cách tài tình trên backdrop thì ấn tượng tốt của người tham dự sẽ nhân lên nhiều đó. 

Một mẹo nhỏ khi thiết kế backdrop là bạn hãy tìm hiểu về màu sắc và ứng dụng trong Marketing - Quảng cáo để chọn được tông màu phù hợp nhất nhé.

 

Bằng việc lựa chọn trước một palette màu và font chữ dựa theo tính chất của sự kiện (sáng tạo, dành cho cộng đồng, vui nhộn), thiết kế backdrop này vừa gây ấn tượng mạnh cho người xem nhưng vẫn giữ được sự nhất quán.


Lời kết,

Hi vọng qua bài viết này, việc thiết kế backdrop sẽ không còn là nỗi trăn trở của bạn trong mỗi sự kiện nữa. Ngoài 4 lưu ý trên, việc sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế cũng là một cách giúp bạn tự tin cho ra lò một backdrop thật chuyên nghiệp đấy. Vậy nên đừng chần chừ gì nữa mà hãy đăng kí ngay khóa học Photoshop và khóa học Illustrator  tại ColorME để tạo nên những thiết kế của riêng mình nhé!

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician