Concept Art là gì? Từ A-Z về concept Art (Phần 2)

Trong phần 2 này, cùng ColorME tiếp tục tìm hiểu về concept art và con đường trở thành một concept artist chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây nhé

Trong phần 2 này, cùng ColorME tiếp tục tìm hiểu về concept art và con đường trở thành một concept artist chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây nhé

Trong phần 1 chúng đã cùng tìm hiểu về các khái niệm và phân loại Concept art, phần 2 cũng ColorME đi sâu hơn vào quy trình tạo Concep Art và làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp của một Concept Artist nhé!

Quy trình tạo Concept Art

BƯỚC 1: BRIEFING

Công việc của một Concept artist chỉ bắt đầu khi họ có trong tay một bản brief, bao gồm các chi tiết và thông tin về “asset” mà đạo diễn muốn xây dựng. Như đã đề cập trong bài trước, asset này có thể là bất cứ thứ gì, từ một chiếc xe đến một nhân vật hoặc một đạo cụ cảnh quan. Trừ những asset đã có sẵn trong đời thực hoặc nghệ sĩ 3D đã có nhiều thông tin hình ảnh để làm việc, còn không Concept artist sẽ là người chịu trách nhiệm các khía cạnh visual của asset. Trong các dự án phim hoạt hình hoặc hoạt họa chuyển động, mọi thứ hầu hết được thiết kế bởi Concept artist. 

BƯỚC 2: THUMBNAIL

Sau khi Concept artist biết các đặc điểm của asset, anh ta sẽ bắt đầu làm thumbnail. Thumbnail là hình vẽ nhỏ đơn giản mà Concept artist sử dụng để xác định hình dạng chung của asset. Mỗi thumbnail không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện, do đó anh ta có thể tạo ra rất nhiều thiết kế khác nhau để đưa cho Director xem. Giai đoạn này, Concept artist có thể tạo đến 50 thumbnail hoặc nhiều hơn thế là chuyện bình thường.

BƯỚC 3: SKETCHING

Khi Director và Concept artist tìm ra thiết kế mà họ ưng ý, tiếp theo là lúc xác định rõ hơn các khía cạnh của asset. Nếu chúng ta tạo một nhân vật, giai đoạn này sẽ vẽ và xác định các chi tiết trên khuôn mặt, quần áo, v.v ... Ngay cả khi chúng ta mới có ý tưởng chung chung từ brief và thumbnail thôi, thì các Concept artist cũng vẫn sẽ phát triển một số bản phác thảo hoặc bức tranh sơ bộ với các tùy chọn về trang phục, dáng điệu và các yếu tố khác của nhân vật.

BƯỚC 4: COLOR TEST

Tất cả các tùy chọn thiết kế trước đó sẽ được xem xét và quyết định bởi Director và Concept artist. Các điều chỉnh, thay đổi sẽ được áp dụng nếu cần thiết. Sau khi thiết kế cuối cùng được dựng lên, Concept artist sẽ kết hợp màu sắc cho thiết kế

Một lần nữa, Director và Concept artist sẽ xem xét các lựa chọn này và chọn asset có phong cách và yêu cầu đúng nhất với bản brief miêu tả ban đầu.

BƯỚC 5: FINAL DESIGN

Ở giai đoạn này, công việc của Concept artist là render và xác định rõ các đặc điểm chính của tài sản. Việc tạo ra một bản render rõ ràng, dễ hiểu là điều vô cùng cần thiết, vì vậy nghệ sĩ phụ trách tạo asset cuối cùng cần có hiểu biết sâu sắc về trò chơi hoặc bộ phim, mới có thể tạo asset đúng với concept phim hoặc game.

(TN: Render là việc tạo một hình ảnh từ một mô hình thành một cảnh phim hoặc hình ảnh nào đó bằng cách sử dụng phần mềm máy tính)

Trong giai đoạn này, các Concept artist thường tạo ra các shot cận cảnh của asset (phía trước, đằng sau, bên cạnh…). Điều này sẽ giúp ích cho các cộng sự của anh ta, ví dụ như với các nghệ sĩ 3D - họ có thể cần mô hình hóa chi tiết asset. 

Đây là quy trình mà một concept artist thường làm trong quá trình tạo Concept art. Nó có thể sẽ có ít nhiều thay đổi tùy theo lĩnh vực (ví dụ: từ games sang phim) hoặc tùy theo phong cách của mỗi hãng phim. Nhưng nhìn chung, quy trình trên đây là 5 giai đoạn cơ bản để tạo concept art.

5 bước để trở thành Concept Artist chuyên nghiệp

1. Hiểu rõ công việc và mục tiêu của bạn 

Trước hết hãy nghiên cứu kỹ càng và chắc chắn rằng bạn muốn cống hiến cho con đường này. Đến trường nghệ thuật và học tập để trở thành một nghệ sĩ cũng giống như học bất kỳ ngành nghề nào khác.

Ở Việt Nam Concept Artist vẫn còn là một ngành còn khá mới ở Việt Nam vì những sản phẩm đòi hỏi ở ngành nghề này vẫn chưa phát triển rộng hoặc mới trong giai đoạn chớm nở. Các concept artist ở Việt Nam hầu như mới chỉ đang hoạt động trong lĩnh vực game, do đó cơ hội của bạn với ngành này là rất hứa hẹn.

Một khi bạn chắc chắn mình đang đi đúng hướng, hãy thiết lập một mục tiêu cho chính mình. Ví dụ như: Tôi muốn trở thành Concept artist tại studio Blizzard, và tôi sẽ tạo ra các nhân vật nổi tiếng như trong Starcraft hay Warcraft chẳng hạn. Không ai đánh thuế ước mơ, nên hãy để công việc mơ ước là mục tiêu mà bạn khao khát hướng tới.

2. Hiểu rõ những gì bạn giỏi

Mỗi nghệ sĩ có sở trường vẽ riêng. Nếu bạn thích vẽ nhân vật, thì rất có thể bạn sẽ muốn theo đuổi nó một cách chuyên nghiệp. Dành một chút thời gian để đánh giá điểm mạnh và yếu của bản thân (Hãy hỏi một giáo viên đáng tin cậy để được tư vấn nếu bạn không chắc chắn). Được nghe những phản hồi trực tiếp từ những người có kinh nghiệm sẽ phần nào giúp bạn hiểu về các lĩnh vực mà bạn sẽ cần cải thiện.

Character design hay...

...Environmental design?

3. Xây dựng portfolio với những điểm mạnh

Portfolio chính là “người đại diện” thay mặt bạn nói chuyện với khách hàng, do đó hãy thể hiện cho họ thấy rằng: "Đây là lĩnh vực tôi làm tốt và tôi có thể mang đến những sản phẩm với chất lượng thế này một cách ổn định”. Một portfolio tốt sẽ phát huy điểm mạnh của bạn và hạ thấp điểm yếu của bạn. Nó nên chứa những chủ đề và phong cách mà bạn làm tốt, đồng thời các hình ảnh đều phải có chất lượng vượt trội. Tạo một trang web, đăng portfolio của bạn trực tuyến và bắt đầu săn việc thôi.

4. Tìm một studio cần điểm mạnh của bạn

‘Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng’. Nếu portfolio của bạn thể hiện niềm đam mê và tiềm năng nhất định trong việc render character, tạo hình khuôn mặt cực kỳ chi tiết và siêu thực, thì việc bạn gửi portfolio của mình đến các công ty như Nintendo sẽ là hành động thừa thãi và tốn thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn gửi cùng một portfolio đó cho studio Naughty Dog (những người đã tạo ra Uncharted) họ có thể sẽ chộp lấy bạn ngay trong tích tắc vì bạn là ứng cử viên phù hợp với nhu cầu của họ. Hãy nhắm mục tiêu một cách khôn ngoan nhé!

5. Tìm một người mentor

Tìm một mentor trong công việc cũng giống như nhận được VÀNG mỗi ngày! Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm một người có nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng hướng dẫn bạn trên con đường này. Họ có thể sẽ không đến mức ‘cầm tay chỉ việc’, dọn sẵn đường đi nước bước cho bạn trong nghề, nhưng chắc chắn sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích dù là trực tiếp hay gián tiếp. Vấn đề của bạn là tiếp thu, học hỏi, cải thiện và phát triển như một nghệ sĩ.

Tạm kết,

Hy vọng sau hai bài viết này, bạn đã hiểu rõ về Concept Art cũng như hành trình để trở thành một Concept Artist chuyên nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến thiết kế, tham khảo các khóa học thiết kế tại ColorME nhé

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician