Phần mềm tạo Video: Những lựa chọn tốt nhất dựa theo từng nhu cầu
Ngày nay mọi người đều có thể tự tạo ra video của riêng mình, đây không còn là “bí thuật” của các nhà làm phim, làm truyền hình nữa. Tuy nhiên chính sự đa dạng của phần mềm tạo video trên thị trường nên những người “nhập môn” dành khá nhiều thời gian, công sức để tìm phần mềm phù hợp với nhu cầu, thiết bị,...của mình. Tất cả sẽ được giải quyết trong bài viết sau đây! Cùng tìm hiểu ngay phần mềm tạo video dành cho bạn nhé!
I. Tổng quan về phần mềm tạo video
phần mềm tạo video là phần mềm hỗ trợ các chức năng:
- Import (nhập) hình ảnh, clip, âm thanh;
- Edit (biên tập) cắt ghép, chỉnh tốc độ, thời gian,..
- Insert (chèn) chữ, bảng biểu,..
- Create (tạo lập) hiệu ứng, kỹ xảo và sự liên hệ của các phần tử
- Export/ Render (xuất) file chỉnh sửa thành file video.
II. Phân loại phần mềm tạo video và lựa chọn.
Đến phần bạn mong đợi rồi này. Sẽ có khá nhiều tiêu chí như sau: thiết bị, hệ điều hành, nhu cầu, mức độ, công việc,...
1. Phân loại theo thiết bị.
Sẽ không ngoa khi nói rằng thời đại ngày nay thiết bị mà con người sử dụng để làm việc nhiều nhất chính là máy tính và điện thoại thông minh. Vì vậy mà bạn có thể sử dụng phần mềm tạo video trên cả 2 thiết bị này.
1.1. phần mềm tạo video trên điện thoại:
Một số phần mềm phổ biến như Quik, KineMaster, VivaVideo, FilmoraGo, Adobe Premiere Clip,....
- Quik: phần mềm với cái tên khá thú vị, nhấn mạnh vào ưu điểm “Nhanh” (Quick). Ứng dụng cho phép nhập ảnh và video từ thư viện ảnh hoặc tài khoản Facebook/ Instagram. Khi đã chọn xong, chỉ với vài thao tác chỉnh sửa định dạng bạn đã có ngay một slideshow như ý.
- KineMaster: công cụ chỉnh sửa video với tất cả các chức năng bạn cần cho edit video trên điện thoại. Ví dụ như chỉnh màu, độ tương phản, độ sáng tối, hiệu ứng chuyển cảnh 3D, các chủ đề, bộ lọc và hiệu ứng kèm theo. Giao diện của ứng dụng cũng chuyên nghiệp khi cung cấp dòng thời gian (timeline) của video giúp bạn dễ dàng quản lý nội dung cần cắt ghép (như trên máy tính).
- VivaVideo: Ngoài các chức năng biên tập video thì VivaVideo còn hỗ trợ cả quay phim nữa. Các tính năng quay phim rất đáng nể với các chế độ như: slow-motion, fast motion, music video, FX effect,...Chức năng biên tập video thì cũng đa dạng, nhiều chủ đề, bộ lọc (filter), tiêu đề, chuyển cảnh,...Ứng dụng này cho phép bạn đưa cả ảnh và clip vào phần mềm để biên tập.
- FilmoraGo: ứng dụng chỉnh sửa video rất chất lượng với tính năng và hiệu ứng đa dạng. Cũng giống như VivaVideo thì ứng dụng này cũng hỗ trợ quay video fast-motion, slow-motion. Ngoài những tính năng biên tập cơ bản thì FilmoraGo còn được bổ sung thêm các hiệu ứng như mosaic, tilt-shift, overlay, reverse (đảo ngược video),...
Tham khảo thêm: Top 8 phần mềm chỉnh sửa video tốt nhất trên điện thoại.
1.2. phần mềm tạo video trên máy tính:
Các phần mềm phổ biến: Adobe Premiere Pro, Magix Video Pro X, Filmora, Davinci Resolve, Sony Vegas Pro,...
- Adobe Premiere Pro: cho đến nay là một trong những lựa chọn tốt và toàn diện nhất mà một biên tập viên video nghiệp dư có thể sử dụng. Với mức chi phí phải chăng và trực quan, phần mềm này đã đứng đầu thị trường trong một vài năm trở lại đây và hiện không có dấu hiệu dừng lại, vì nó liên tục được cập nhật và còn được tải xuống miễn phí.
- Magix Video Pro X: phần mềm mới gần đây, đang dần được đón nhận bởi sự linh hoạt không hề kém cạnh. Mặc dù đây không phải là phần mềm dễ nhất để bắt đầu chỉnh sửa video chuyên nghiệp nhưng tin vui là phần mềm này có chế độ cơ bản được thiết kế để giúp người mới nhập môn làm quen từ từ.
- Avid Media Composer: phần mềm ưa thích của ngành công nghiệp chỉnh sửa video, mà bạn có thể tải xuống miễn phí. Chức năng của nó quá mạnh mẽ, có thể đáp ứng mọi nhu cầu bạn cần. Tuy nhiên một số lại phàn nàn về việc nó hơi khó sử dụng và giao diện lỗi thời.
Nhìn chung, với một không gian làm việc rộng hơn nên các phần mềm này thường sẽ cho phép tùy chỉnh chi tiết hơn trên điện thoại, thay vào đó bạn cũng sẽ dễ tránh watermark trên video hoàn chỉnh. Bù lại thì các preset sẽ không có nhiều và bạn buộc phải đi tìm hoặc tự tạo để sử dụng. Bên cạnh đó thì bạn phải trả phí để sử dụng đầy đủ các chức năng tốt nhất của một số phần mềm.
2. Phân loại theo nhu cầu
Về nhu cầu thì có người cần những phần mềm chuyên nghiệp, chi tiết, phức tạp, nhưng có người lại chỉ cần phần mềm đơn giản phục vụ nhu cầu cá nhân thôi.
2.1. phần mềm nghiệp dư:
a. phần mềm nghiệp dư online: 1 số trang web cung cấp chức năng tạo video nhưng thường chỉ dừng lại ở video gồm ảnh và chèn thêm nhạc. Điểm cộng là bạn không cần phải cài đặt mà chỉ sau thời gian ngắn đã có sản phẩm. Điểm trừ lớn là bạn không thể tùy chỉnh được tất cả theo ý mình và chất lượng video đôi khi sẽ thấp.
Một số web phổ biến: animoto.com, moviemakeronline.com, Proshow Web, WeVideo, buildvideo.net...
Công cụ được chúng mình lựa chọn để giới thiệu là buildvideo.net. Thao tác rất nhanh, chỉ trong vài phút, sử dụng ảnh bạn tải lên và nhạc, các chủ đề sẵn có. Bạn có thể đọc chi tiết về thao tác tại đây.
Đọc thêm: Top 3 công cụ làm video ảnh online cực nhanh
b. phần mềm nghiệp dư offline: Windows Movie Maker, Camtasia và Proshow Producer là 3 đại diện mình muốn đề cập trong phân khúc này. Chúng có điểm chung là giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng, hỗ trợ import cả hình ảnh/ clip/ âm thanh nên đáp ứng rất ổn nhu cầu tạo video bình thường. Thậm chí mình từng làm phim ngắn bằng cả Proshow đó!
Ngoài ra thì Adobe Premiere Pro, Sony Vegas Pro cũng được các nhà làm phim nghiệp dư sử dụng rất nhiều mặc dù chúng có thể đáp ứng nhu cầu chuyên nghiệp nếu tìm hiểu sâu hơn.
Đọc thêm: 03 phần mềm dựng phim và video đơn giản nhất hiện nay
2.2. phần mềm chuyên nghiệp.
- EDIUS: Không ít đài truyền hình trên khắp thế giới đã sử dụng EDIUS bởi tính linh hoạt khi xử lý các định dạng video khác nhau và dễ sử dụng so với các phần mềm cùng phân khúc. Khi mua EDIUS bạn cũng không phải đóng chi phí duy trì (subscription) hàng tháng.
- Autodesk Smoke: cho phép người dùng chỉnh sửa video ở mức độ tỉ mỉ phức tạp hơn so với các phần mềm phổ biến khác. Bạn có thể tải phần mềm chuyên nghiệp này miễn phí. Hiệu ứng 3D là thứ khiến AUTODESK SMOKE nổi trội so với phần còn lại.
- Adobe Premiere Pro CC: Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm đáp ứng được chỉnh sửa video mức chuyên nghiệp mà không có nhiều kinh nghiệm trước đó, thì đừng tìm đâu xa, vì Adobe Premiere Pro CC chính là công cụ hoàn hảo cho bạn. Như đã nói, các biên tập viên video chuyên nghiệp cũng không nên bỏ qua phần mềm này.
ColorME đã từng giới thiệu một loạt các phần mềm chuyên nghiệp nhất hiện nay để tạo video, bạn có thể đọc thêm tại đây.
3. Phân loại theo hệ điều hành
Hai hệ điều hành máy tính sử dụng phổ biến ở Việt Nam là Windows và MacOS. Sở dĩ cần chú ý bởi có 1 số phần mềm rất tốt nhưng chỉ hoạt động trên Mac hoặc trên Windows thôi.
Nhìn chung đây là 1 lưu ý nhỏ và bạn chỉ cần lướt qua để biết có phù hợp với thiết bị của mình không là được.
3.1. phần mềm chỉ hoạt động trên Mac:
Autodesk Smoke, Final Cut Pro, iMovie, iSkysoft Slideshow Maker,...
Tiêu biểu nhất phải kể đến Final Cut Pro - sản phẩm của Apple trong lĩnh vực phần mềm chỉnh sửa video. Thiết kế UI đẹp và hiện đại, quy trình làm việc trực quan, tốc độ xử lý nhanh chóng đầy ấn tượng ngay cả khi làm việc với độ phân giải 4K.
Đối với nhiều người dùng Mac, Final Cut Pro là công cụ chỉnh sửa video mạnh mẽ được chính hãng hệ điều hành cung cấp (tải xuống miễn phí).
3.2. phần mềm chỉ hoạt động trên Windows:
Magix Video Pro X, SmartSHOW,...
Đây chỉ là một trong số ít các phần mềm không chạy được trên hệ điều hành Mac, nhưng cũng không quá đáng tiếc vì những giải pháp khác đều rất tốt rồi.
4. Phân loại theo thế mạnh của phần mềm
Thông qua việc phân loại thế mạnh này thì mọi người hãy tìm xem nhu cầu tạo video của mình hợp với phần mềm nào nhé!
4.1. phần mềm thiên về kĩ xảo và đồ họa chuyển động
Adobe After Effect là đại diện tiêu biểu với khả năng hỗ trợ làm motion graphics, animation cực tốt. Nếu chịu khó tìm hiểu sâu có thể làm được những hiệu ứng như phim Hollywood là điều bình thường (tất nhiên để giống được như phim cũng cần khâu quay dựng tốt nữa).
Ngoài ra các phần mềm hỗ trợ làm hiệu ứng, kỹ xảo khác cũng được cộng đồng ưa chuộng như Sony Vegas Pro, Hitfilm Pro, Lightworks, Shotcut…
- Hitfilm Pro đáp ứng tốt các chức năng của một phần mềm chỉnh sửa video miễn phí. Một vài chức năng như tự động đồng bộ hoá âm thanh khiến cho phần mềm này có đôi chút khác biệt. Các plugin có thể thêm vào tuy nhiên sẽ mất chi phí. Điểm mạnh của Hitfilm Pro là hoà trộn màu sắc, các hiệu ứng FX, Preset,...
- Lightworks là phần mềm chỉnh sửa video rất linh hoạt. Không gian làm việc có thể tùy chỉnh. UI hơi lỗi thời nhưng những người đã có kinh nghiệm thì sẽ không gặp vấn đề gì. Điểm cộng: hỗ trợ nhiều định dạng, hiệu ứng và công cụ phong phú, render 60fps,..
4.2. phần mềm thiên về làm đồ họa 3D
Quan tâm về đồ hoạ 3D thường là các bạn cũng sẵn sàng bỏ công sức nghiên cứu tìm tòi, bởi ngoài yêu cầu cấu hình máy tốt thì để làm chủ được phần mềm cũng cần sự kỳ công và tìm hiểu sâu. Các phần mềm chúng mình khuyên dùng bao gồm: Autodesk 3D Maya, Hitfilm Pro, Blender,....
Blender: Mặc dù được biết đến chủ yếu là một phần mềm có chức năng làm hoạt hình, nhưng nó cũng có trình chỉnh sửa video tích hợp không hề tệ chút nào. Blender còn “bonus” thêm chức năng thú vị là có thể vừa hoạt động trên hoạt hình 3D và thực hiện quá trình chỉnh sửa video cùng một lúc.
4.3. phần mềm thiên về hoà trộn màu sắc
Trong cộng đồng làm phim nghiệp dư của Việt Nam rất ưa chuộng làm color grading (hiệu chỉnh màu sắc) bằng phần mềm Davinci Resolve.
Davinci Resolve: Giao diện người dùng quen thuộc, bạn có thể lưu các thiết lập tùy chọn, điều này luôn tiện lợi khi xử lý các dự án lớn. Mặc dù miễn phí nhưng sản phẩm bạn tạo ra sẽ không bị đóng watermark bản quyền. Phiên bản trả phí dành cho Studio sẽ bao gồm mọi thứ bản miễn phí có, thêm vào đó là các tính năng độc quyền như 3D và Resolve FX đa dạng.
Một số phần mềm các cũng hỗ trợ tốt về mảng này gồm Avid Media Composer (được sử dụng bởi nhiều editor của Hollywood), Final Cut Pro, Hitfilm Pro,...
4.4. phần mềm thiên về làm phim/ video blog
Làm phim ngắn, đơn giản thì chỉ cần chức năng cắt ghép, chèn âm thanh, chèn sub, chỉnh màu nhẹ là được. Vì thế có rất nhiều phần mềm đáp ứng được, tiêu biểu và phổ biến nhất có thể kể đến Adobe Premiere Pro, Filmora, …
- Filmora ngoài phiên bản điện thoại tiện lợi thì phần mềm trên máy tính cũng rất mạnh mẽ. Giao diện timeline dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều hiệu ứng preset, dễ dàng thêm các tuỳ chỉnh khác nhau về định dạng, âm thanh...Một lựa chọn đáng để trải nghiệm.
Nếu sử dụng điện thoại thì bạn tham khảo thêm tại đây nhé: Top 5 phần mềm dựng phim tốt nhất cho điện thoại
4.5. phần mềm thiên về tổng hợp/ kỉ niệm.
Bạn muốn ghi lại một chuyến hành trình của mình? Hoặc tổng hợp một loạt ảnh để kỉ niệm, để chúc mừng một dịp lễ hay sinh nhật ai đó?
Loại video đơn giản này thì tốt nhất nên sử dụng Proshow Producer bởi dường như nó sinh ra để làm video từ ảnh (photo slideshow) vậy. Âm thanh bạn cũng có thể import vào theo ý muốn.
Đơn giản hơn nữa, như 1 story trên mạng xã hội thôi chẳng hạn thì dùng công cụ online cũng là một ý kiến không tồi bởi sự nhanh gọn, tiện dụng. Còn nếu muốn chăm chút hơn thì đại diện quen thuộc Adobe Premiere Pro sẽ được mình tin tưởng.
-------------------------
Được rồi, trên đây mình đã giới thiệu với các bạn kha khá phần mềm được phân loại theo nhiều tiêu chí để các bạn lựa chọn. Nhưng đó chưa phải đã hết, chiếc máy bạn đang sử dụng có thể đã cài đặt sẵn một phần mềm có thể tạo video cực tốt mà lại quen thuộc. Bạn có thấy tò mò không?
Đó chính là Microsoft PowerPoint. Không tin ư? Đọc thêm ngay tại đây để thấy mình không nói khoác nha!
TẠM KẾT
Video luôn là một phương tiện tốt giúp bạn truyền đạt thông tin và đem lại lợi thế cho bản thân cũng như công việc bạn đang làm. Để ngay lập tức đập tan nỗi băn khoăn thì hãy tham khảo khóa học làm video với phần mềm Premiere và After Effects nhé! Chỉ với mức học phí hợp lý và thời gian ngắn (8 buổi) bạn sẽ hoàn toàn làm chủ phần mềm và có những sản phẩm riêng mình ngay đó!