Mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và các Phần mềm thiết kế

Nhiếp ảnh là khâu cung cấp “đầu vào” nguyên liệu cho thiết kế. Nhưng đó có phải là tất cả về mối quan hệ giữa 2 lĩnh vực này không? Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, chi tiết về sự tương quan giữa nhiếp ảnh và thiết kế, qua đó các bạn có thể vận dụng các kỹ năng để bổ trợ cho nhau, nâng tầm bản thân nhé! Cùng ColorME tìm hiểu ngay thôi!

Nhiếp ảnh là khâu cung cấp “đầu vào” nguyên liệu cho thiết kế. Nhưng đó có phải là tất cả về mối quan hệ giữa 2 lĩnh vực này không? Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, chi tiết về sự tương quan giữa nhiếp ảnh và thiết kế, qua đó các bạn có thể vận dụng các kỹ năng để bổ trợ cho nhau, nâng tầm bản thân nhé! Cùng ColorME tìm hiểu ngay thôi!

I. Nhiếp ảnh là đầu vào cho thiết kế

Đúng như tiêu đề, phần này sẽ đề cập đến ứng dụng của nhiếp ảnh đối với các nhà thiết kế (designer).


I.1. Thiết kế postcards/ lịch/ thiệp

Những cuốn lịch treo tường/ lịch để bàn sẽ trông thật đơn điệu và lạ lẫm nếu không có những hình ảnh được chụp với cùng 1 chủ đề nhất định. 

Ví dụ lịch được tặng bởi ngân hàng X, đại học Y thì đều phải có những tấm hình “lồng lộn” của những cơ quan này...Ngay cả cuốn lịch để bàn giờ đây cũng có nhiều dịch vụ in “cá nhân hóa”, tức bạn chỉ cần gửi hình ảnh, bên in sẽ thiết kế cả cuốn lịch cho bạn..

Tương tự những tấm postcards hay thiệp, thay vì dùng đồ họa hoặc vẽ thì những năm gần đây các nhà thiết kế sử dụng ảnh chụp rất nhiều, làm quà tặng mang âm hưởng của những tấm hình Polaroid cực thịnh vào thập niên 90-00s.

Cách làm cũng “dễ thở” hơn nhiều so với sử dụng thuần đồ họa hoặc vẽ: chỉ cần đưa ảnh vào, crop + chỉnh màu nếu muốn, sau đó dàn layout và kiếm các họa tiết trang trí thêm, chèn text nếu cần. 


I.2. Làm stock minh họa cho giáo trình/ slide

Trước đây khi mới học thiết đồ họa, “anh thầy” của mình khi ấy đã chia sẻ: “hãnh diện và thoải mái nhất khi sử dụng chính ảnh mình chụp để làm stock cho giáo trình dạy”.

Đúng rồi, trước đây học phổ thông, cũng nhờ các bác thiết kế sách chèn ảnh mà học sinh cả nước mới biết hình dạng Văn Miếu Quốc Tử Giám thế nào, cửa ô cuối cùng của Hà Nội ra sao,...chứ hồi đó Internet đâu phổ biến để tìm hiểu.   

Nói về Slide thì sinh viên hay người đi làm sẽ “thấm” nhất vì thường xuyên phải thực hiện. Mỗi lần làm slide là lại phải lục tung Internet, “nằm vùng” tại các trang quen thuộc như Unsplash để kiếm hình ảnh chèn vào. Khi tìm được ưng ý thì mọi người chắc cũng phải thầm cảm ơn người chụp vì đã “cứu” mình một bàn thua trông thấy.

Giờ đây với các công cụ mạnh mẽ như Adobe InDesign, Powerpoint, mọi người đều có thể tận dụng những tấm hình chụp để thiết kế. 


I.3. Làm ảnh motion

Ứng dụng này có thể hơi lạ lẫm nhưng có thể giúp bạn nhiều nếu biết đến!

Hiểu nôm na là bạn sử dụng ảnh chụp để tạo thành ảnh động (GIF) hoặc video. Có các kiểu như sau:

Time-lapse video: tạo thành bằng cách ghép vô số tấm ảnh chụp cách nhau vài giây của cùng 1 khung hình. Bạn đã từng thấy một video đường phố với dòng xe chuyển động liên tục “giật giật” theo thời gian thành phố lên đèn chứ? Chính là nó đấy.

Sở dĩ dùng thủ pháp ghép nhiều ảnh thay vì quay video liền mạch luôn là vì ở cùng định dạng thì video ghép từ ảnh chất lượng sẽ cao hơn hẳn video quay đó (cùng 1 máy). 


Một số máy ảnh hiện đại có chế độ chụp Time-lapse sẵn. Đối với những chiếc không sẵn thì bạn phải thực hiện thủ công bằng cách dựng chân máy, chụp liên tiếp khoảng vài giây 1 tấm hình rồi đưa vào phần mềm chỉnh sửa video như Premiere để ghép lại. Hơi kỳ công nhưng thành quả ấn tượng đó!

GIF (ảnh động): tương tự nguyên tắc như time-lapse video nhưng ảnh ghép vào không cần cố định khung hình. Bạn đưa một loạt hình ảnh vào Photoshop, sắp xếp thứ tự xuất hiện và xuất ra định dạng file GIF là đã có ảnh động để đi comment dạo rồi .

3D: phong cách này lấy cảm hứng từ máy ảnh film Reto 3D. Đây cũng là 1 loại GIF nhưng hiệu ứng rất đặc trưng. Bạn lấy 3/5/7 ảnh chụp 1 chủ thể trong đó có 1 ảnh ở giữa, các ảnh lệch trái và lệch phải 1 chút của chủ thể. Sau khi tạo GIF thì sản phẩm sẽ là 1 bức hình chủ thể “lắc lư” rất sinh động và “3D” chứ không còn là tấm ảnh phẳng thông thường.

MV tạo theo phong cách RETO 3D của Rapper Low G


II. Thiết kế nâng tầm nhiếp ảnh!

Một cách hài hước: theo định luật II Newton, phần này sẽ đề cập đến tầm quan trọng của việc biết xài các phần mềm thiết kế đối với các nhiếp ảnh gia.


II.1. Xóa và làm sạch background

Tưởng tượng rằng khi đi du lịch, bạn chụp ảnh ở một địa điểm có quá đông người vậy nên cần xóa bớt để bức ảnh “thoáng”, tập trung vào chủ thể hơn.

Có những khoảnh khắc không xảy ra lần 2 vì vậy nhiều khi không thể căn mọi thứ hoàn hảo kể cả background (khi chụp street, outdoor), khi đó bạn cứ chớp lấy khoảnh khắc bằng máy ảnh. Sau đó bạn mang về hậu kỳ, có thể xóa vài chiếc túi nilon trên mặt đất ở background hay vài đối tượng không mong muốn là được. Bức ảnh sẽ vẫn nguyên giá trị!

Để làm được điều này thì Photoshop là công cụ đắc lực nhất với khả năng “làm sạch” background tiện lợi và không quá khó để làm quen.


II.2. Che khuyết điểm & trang điểm

Đối với ảnh chân dung, các nhiếp ảnh gia có nhiệm vụ lưu lại hình ảnh đẹp nhất của chủ thể tại thời điểm đó. Vì vậy nếu nhân vật có lỡ ngủ muộn bị quầng thâm mắt hoặc bị lên mụn bất ngờ cũng không sao vì nhiếp ảnh gia có thể làm hậu kỳ để “nhan sắc” của chủ thể được “tối đa” ở thời điểm chụp! Ứng dụng này được gọi là Retouch - cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn.

Xóa mụn, che khuyết điểm hay trang điểm nhẹ nhàng (tô son, làm má hồng) thì Photoshop cũng có thể đảm nhiệm cực tốt. Tuy nhiên nếu có thể khắc phục điều gì trước khi chụp thì vẫn là tốt và chân thực nhất!


II.3. Phục chế ảnh

Những tấm ảnh cũ thời chiến tranh nhờ bàn tay phục chế tài ba đã trở nên rõ ràng hơn, loại bỏ được các vết tích thời gian, thậm chí có thể từ đen trắng thành có màu. Đây là ứng dụng cực kì tuyệt vời của phần mềm thiết kế, nâng tầm những tấm ảnh có giá trị lịch sử.

Tuy nhiên để phục chế được ảnh thì cần có tay nghề tương đối cao. Nếu chỉ đơn giản là thêm màu cho ảnh đen trắng thì Photoshop phiên bản 2021 đã có tính năng tự động rồi đó (sử dụng trí tuệ nhân tạo để thêm màu). 


II.4. Chỉnh màu & quản lý file

Các nhiếp ảnh gia hẳn không lạ lẫm gì với phần mềm Adobe Lightroom. Người anh em của Photoshop này cho phép chúng ta quản lý và lọc file ảnh số lượng lớn, xử lý các file raw và chỉnh màu trên quy mô công nghiệp! 

Các buổi chụp cưới, chụp studio làm tư liệu,..có điểm chung là ánh sáng và concept tương tự nhau. Vì thế bạn có thể chỉnh kĩ càng 1-2 tấm rồi áp dụng preset lên tất cả tấm còn lại, cực kỳ năng suất! phần mềm thiết kế này trở thành tay trái của các nhiếp ảnh gia là không ngoa đâu! (tay phải là bộ máy ảnh đó). 


II.5. Thiết kế portfolio

Nếu nghiêm túc với nghề “kiếm cơm bằng ảnh” thì bạn cũng phải chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực - portfolio, hiểu nôm na giống như CV ứng tuyển đó. Trong portfolio bao gồm các dự án bạn đã tham gia với sản phẩm cụ thể. 

Khi này nếu biết thiết kế, bạn sẽ biến portfolio trở thành 1 triển lãm thu nhỏ của chính mình với sự sắp xếp các sản phẩm theo dự án bằng phong cách riêng, gây ấn tượng với “khách hàng”. Chuẩn bị portfolio cẩn thận cũng sẽ tiết kiệm thời gian giới thiệu về bản thân, trình bày năng lực và cũng cho khách hàng thấy mức giá dịch vụ bạn đưa ra có tương xứng hay không

Vì vậy một nhiếp ảnh gia thông thạo Lightroom, Photoshop, thậm chí cả Illustrator, InDesign hiện nay không hề hiếm nha mặc dù anh ấy/ cô ấy có thể thuê 1 ekip làm việc hậu kì còn bản thân chỉ phụ trách chụp. Tuy nhiên tự làm thì sẽ đúng ý và thể hiện được cá tính nhất phải không nào?


TẠM KẾT

Trên đây là những minh chứng cho mối quan hệ khăng khít “nhiếp ảnh - phần mềm thiết kế”. Nếu bạn đang muốn theo đuổi lĩnh vực này thì nên tìm hiểu và trau dồi thêm để chúng bổ trợ cho nhau nhé! Đừng ngần ngại tham khảo các khóa học ngắn hạn với lộ trình bài bản của ColorME về cả nhiếp ảnh - thiết kế như: Photoshop, Illustrator, Premiere, nhiếp ảnh & Lightroom, InDesign.


Tìm hiểu thêm: Học thiết kế đồ họa online với E-ColorME

Inspiration of the day

Everything is designed. Few things are designed well

Brian Reed, front-end developer and musician